Phào chỉ nhựa giá rẻ Phú Minh Khôi tại Tuyên Quang
Cam kết 3 “KHÔNG” của Phú Minh Khôi khi cung cấp dịch vụ cug cấp phào chỉ nhựa
Dịch vụ cug cấp phào chỉ nhựa do Công ty Phú Minh Khôi cung cấp luôn tự tin đưa ra những cam kết uy tín nhất. Điều này giúp quý khách hàng có thể tin tưởng tuyệt đối khi trải nghiệm dịch vụ tại công ty.
- KHÔNG dùng sai vật liệu: Quá trình thi công phào chỉ nhựa, công ty luôn dùng đúng chất lượng vật liệu khách hàng lựa chọn. Tất cả đều được thể hiện rõ trong hồ sơ dự toán chi tiết của từng hạng mục công trình mà công ty thực hiện.
- KHÔNG bán thầu: Khi đã nhận sự ủy thác của khách hàng, dịch vụ sẽ trực tiếp đưa nhân viên công ty thực hiện. Chúng tôi cam kết không bán thầu cho bên thứ 3. Vì vậy, khách hàng có thể yên tâm hợp tác mà không phải lo lắng việc chịu trách nghiệm chất lượng công trình thuộc về ai.
- KHÔNG phát sinh phụ phí: Bảng giá được báo chi tiết, công khai ngay từ đầu. Quá trình thi công sẽ không phát sinh phụ phí nên khách hàng có thể yên tâm tuyệt đối.
Khách hàng hãy liên hệ ngay đến số hotline: 0906.976.838 -0934.764.868. Công ty Phú Minh Khôi rất hân hạnh chào đón quý khách hàng đến và trải nghiệm dịch vụ cung cấp phào chỉ nhựa uy tín. Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng sự phục vụ chuyên nghiệp, hiệu quả tiết kiệm và chất lượng tốt nhất trong từng công trình.
Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam [4][5].
Năm 2018, Tuyên Quang là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 53 về số dân, xếp thứ 54 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 55 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 30 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 780.100 người dân[6], GRDP đạt 28.084 tỉ Đồng (tương ứng với 1,2197 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 36 triệu đồng (tương ứng với 1.564 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,04%.[7]
Mục lục
- 1Vị trí địa lý
- 2Lịch sử
- 3Hành chính
- 4Kinh tế
- 5Giao thông
- 6Du lịch
- 7Kết nghĩa
- 8Người nổi tiếng
- 9Tham khảo
- 10Liên kết ngoài
Vị trí địa lý[sửa | sửa mã nguồn]
• Phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang
• Phía Đông Bắc giáp tỉnh Cao Bằng
• Phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên
• Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc
• Phía Tây Nam giáp tỉnh Phú Thọ
• Phía Tây giáp tỉnh Yên Bái.
Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố Tuyên Quang, cách Thủ đô Hà Nội 131 km.
Tuyên Quang nằm ở trung tâm của lưu vực sông Lô. sông Gâm chảy qua tỉnh theo hướng Bắc-Nam và nhập vào sông Lô ở phía Tây Bắc huyện Yên Sơn chỗ giáp ranh giữa ba xã Phúc Ninh, Thắng Quân và Tân Long.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Lịch sử hành chính Tuyên Quang
Tuyên Quang nguyên cũng là một vùng đất thuộc xứ Thái, nhưng từ thế kỷ 13 đã chịu sự kiểm soát của triều đình Việt Nam dưới đời nhà Trần. Triều Trần gọi là lộ Quốc Oai, sau đổi là châu Tuyên Quang. Dưới đời vua Trần Hiến Tông (niên hiệu Khai Hữu, 1329-1341), châu Tuyên Quang đổi thành trấn, rồi thành phủ Tuyên Hóa dưới thời Minh thuộc.
Sau khi vua Lê Thái Tổ đuổi xong giặc Minh, ngài đặt phủ Tuyên Hóa thuộc Tây Đạo. Đời vua Lê Thánh Tông, Tuyên Quang gồm một phủ và năm huyện và trở thành tỉnh Minh Quang dưới triều vua Lê Uy Mục. Đời Lê Trang Tông, đổi Minh Quang thành doanh An Tại, cho dòng họ Vũ người Thái làm doanh trưởng.
Thời gian các chúa Bầu cát cứ[sửa | sửa mã nguồn]
Họ Vũ trấn trị Tuyên Quang gần 200 năm, từ 1527 đến 1699.
Vũ Văn Uyên vốn là một thanh niên khỏe mạnh, gan dạ. Thời vua Lê Chiêu Tông, vì phạm tội giết người, trốn lên ngụ ở trấn Đại Đồng (phủ Tuyên Quang). Bấy giờ người tù trưởng Đại Đồng bị nhân dân oán ghét, tình hình Đại Đồng rất lộn xộn. Vũ Văn Uyên thấy vậy bèn tập hợp lực lượng riêng, thừa cơ giết chết người tù trưởng, ổn định tình hình địa phương rồi chiếm luôn đất đó, trở thành người trấn trị Đại Đồng (thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái của Việt Nam hiện nay). Vua Lê Chiêu Tông phong cho ông làm Đô thống sứ trấn Tuyên Quang, tước Khánh Bá Hầu. Vũ Văn Uyên đóng căn cứ tại thành Nghị Lang, giữ vững cả miền Tuyên Quang, Hưng Hóa, cát cứ một phương, không chịu theo nhà Mạc khi Mạc Đăng Dung lên nắm quyền.
Họ Vũ nhân thời loạn tự lập ở Tuyên Quang, chống chính quyền cai trị ở Thăng Long. Thời Nam Bắc triều, họ Vũ không theo nhà Mạc mà theo nhà Lê trung Hưng ở Thanh Hoá, nhưng khi nhà Lê Trung Hưng về Thăng Long, họ Vũ cũng không thần phục hoàn toàn. Các đời họ Vũ trấn giữ trên thành ở núi Bầu nên được gọi chung là Chúa Bầu, xây dựng nên một hệ thống thành nhà Bầu rộng khắp rất nhiều trong một vùng rộng lớn suốt từ ngã ba Đoan Hùng ngược lên hết địa phận huyện Lục Yên.
Năm 1699, Vũ Công Tuấn bị triều đình vua Lê chúa Trịnh bắt và giết. Triều đình đặt chức Lưu thủ ở Tuyên Quang để điều khiển các tộc trưởng Thái.
Tuyên Quang thời nhà Nguyễn[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ tỉnh Tuyên Quang năm 1891
Vào đầu thế kỷ 19, Tuyên Quang gồm 1 phủ là phủ Yên Bình. Phủ này quản lý 1 huyện và 5 châu[8]:
- Huyện Phúc Yên (nay là phần đất thuộc thành phố Tuyên Quang, các huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang) gồm 10 tổng: Trung Môn, Yên Lũng, Yên Lĩnh, Hằng Túc, Hùng Dị, Kim Đô, Hoàng Sơn, Đồng Yên, Lăng Quán, Bình Ca;
- Châu Lục Yên (nay là phần đất thuộc huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái);
- Châu Thu Vật (năm 1823 đổi tên là châu Thu (Thu Châu), nay là phần đất thuộc huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái) gồm 7 tổng: Vĩnh Kiên, Đại Đồng, Ẩm Phúc, Cẩm Nhân, Mông Sơn, Ngọc Chấn, Thì Ngạn;
- Châu Vị Xuyên (nay là phần đất thuộc tỉnh Hà Giang);
- Châu Bảo Lạc (nay là phần đất thuộc các huyện Mèo Vạc, Bắc Mê, Yên Minh tỉnh Hà Giang và các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng);
- Châu Đại Man (nay là phần đất thuộc các huyện Na Hang,... tỉnh Tuyên Quang);
Vua Gia Long lại đổi thành trấn Tuyên Quang, rồi trở thành tỉnh dưới triều Minh Mạng. Khi Pháp mới xâm chiếm Việt Nam, phủ Yên Bình là căn cứ kháng chiến chống giặc Pháp. Người Thái, Mường, Mèo, Thổ, Nùng cùng với dân quân các tỉnh lân cận đánh quân Pháp nhiều trận khốn đốn vào những năm 1884, 1885; thêm vào đó, quân Cờ Đen quấy nhiễu vùng Tuyên Quang khá lâu. Mãi tới năm 1894, Pháp mới hoàn toàn chiếm được tỉnh này.
Tuyên Quang sau năm 1954[sửa | sửa mã nguồn]
Sau năm 1954, Tuyên Quang có tỉnh lị là thị xã Tuyên Quang và 6 huyện: Yên Bình, Yên Sơn, Na Hang, Hàm Yên, Sơn Dương và Chiêm Hóa.
Ngày 1 tháng 7 năm 1956, chuyển huyện Yên Bình về tỉnh Yên Bái quản lý. Sau khi hoà bình lập lại, do việc thành lập khu tự trị Việt Bắc, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 268 - SL chuyển Yên Bình sáp nhập vào tỉnh Yên Bái khi đó nằm ở khu Lao - Hà - Yên.
Sau năm 1975, Tuyên Quang được hợp nhất với tỉnh Hà Giang thành tỉnh Hà Tuyên.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Tuyên Quang được tái lập, có 6 đơn vị hành chính gồm thị xã Tuyên Quang và 5 huyện: Chiêm Hóa, Hàm Yên, Na Hang, Sơn Dương, Yên Sơn.
Ngày 2 tháng 7 năm 2010, chuyển thị xã Tuyên Quang thành thành phố Tuyên Quang.[9] Thành phố Tuyên Quang có diện tích tự nhiên 11.917,45 ha và 110.119 nhân khẩu.
Ngày 28 tháng 1 năm 2011, thành lập huyện Lâm Bình trên cơ sở điều chỉnh 60.128,24 ha diện tích tự nhiên và 18.159 nhân khẩu thuộc 5 xã thuộc huyện Na Hang (bao gồm toàn bộ 7.343,48 ha diện tích tự nhiên và 4.797 nhân khẩu của xã Lăng Can, 12.977,80 ha diện tích tự nhiên và 5.129 nhân khẩu của xã Thượng Lâm, 14.554,99 ha diện tích tự nhiên và 3.553 nhân khẩu của xã Khuôn Hà, 17.694,85 ha diện tích tự nhiên và 2.771 nhân khẩu của xã Phúc Yên, 7.557,12 ha diện tích tự nhiên và 1.909 nhân khẩu của xã Xuân Lập) và trên cơ sở 18.023,93 ha diện tích tự nhiên và 11.300 nhân khẩu của 3 xã thuộc huyện Chiêm Hóa (bao gồm toàn bộ 5.264,50 ha diện tích tự nhiên và 2.852 nhân khẩu của xã Bình An, 6.877,77 ha diện tích tự nhiên và 5.077 nhân khẩu của xã Thổ Bình, 5.881,66 ha diện tích tự nhiên và 3.371 nhân khẩu của xã Hồng Quang).[10] Huyện Lâm Bình có 78.152,17 ha diện tích tự nhiên và 29.459 nhân khẩu.
Tuyên Quang có diện tích 5.868 km² (đứng thứ 25 trên cả nước) và dân số 784.811 người (Đứng thứ 53 trên cả nước), mật độ trung bình khoảng 124 người/1 km². Dân cư Tuyên quang phát triển rất nhanh... 21,45% dân số sống ở đô thị và 78,55% dân số sống ở nông thôn (tính đến năm 2020).
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 6 tôn giáo khác nhau đạt 42.761 người, nhiều nhất là Công giáo có 25.626 người, tiếp theo là đạo Tin Lành đạt 10.996 người, Phật giáo có 6.116 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có 13 người, Phật giáo Hòa Hảo có sáu người và đạo Cao Đài có bốn người.[11]
Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]
Tỉnh Tuyên Quang có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 6 huyện với 138 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 10 phường, 4 thị trấn và 124 xã.[12]
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Tuyên Quang | |||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||
Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP
Bài chi tiết: Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP bình quân đầu người
Tuyên Quang là tỉnh miền núi, nền kinh tế nông-lâm nghiệp chiếm ưu thế, mô hình kinh tế trang trại kết hợp nông lâm. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Tuyên Quang xếp ở vị trí thứ 56/63 tỉnh thành.[13]
Nông nghiệp: lúa là cây lương thực chính, sau đó là các cây ngô, sắn, khoai lang. Cây công nghiệp gồm có: chè (nhà máy chè Tuyên Quang, Tháng Mười, Tân Trào), cây sả làm tinh dầu sả, lạc, đậu, tương. Cây ăn quả có: cam, quýt, nhãn, vải, chanh. Chăn nuôi có trâu, bò, lợn, dê, gia cầm...
Công nghiệp: có quặng kẽm, quặng mangan, quặng thiếc, bột kẽm, khai thác ăntimoan... Sản xuất giấy, bột giấy, xi măng, vôi.
Có nhà máy thủy điện Tuyên Quang được đưa vào sử dụng chính thức ngày 30 tháng 1 năm 2008, công suất thiết kế đạt 342 MW. Nhà máy thủy điện Chiêm Hóa có công suất lắp máy 48 MW, hoàn thành tháng 3/2013
Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]
Giao thông vận tải gồm có: Vận tải đường bộ và vận tải đường thủy.
Đường bộ[sửa | sửa mã nguồn]
1. Các tuyến Quốc lộ:
Tổng chiều dài: 340,6 km. Gồm có 4 quốc lộ:
Quốc lộ 2: Điểm đầu tại km 115 00 (thuộc xã Đội Bình huyện Yên Sơn), điểm cuối km 205 00 (thuộc xã xã Yên Lâm huyện Hàm Yên), chiều dài 90 km.
Quốc lộ 37: Điểm đầu km 172 800 (từ đỉnh Đèo Khế xã Hợp Thành - Sơn Dương) điểm cuối km²36 748 phà Hiên và km²38 108 cầu Bỗng (thuộc xã Mỹ Lâm huyện Yên Sơn, chiều dài 63,4 km (không kể 4.0 km đi chung QL.2).
Quốc lộ 2C: Điểm đầu km 49 750 (thuộc xã Sơn Nam huyện Sơn Dương), điểm cuối km147 250 (thuộc xã Lang Quán huyện Yên Sơn), chiều dài 91,2 km (không kể 6,3 km đi chung QL.37).
Quốc lộ 279: Từ xã Hồng Quang huyện Chiêm Hóa đến xã Đà Vị huyện Na Hang, chiều dài 96 km.
2. Các tuyến đường tỉnh: Gồm có 6 tuyến, tổng chiều dài 392,6 km trong đó:
Tuyến ĐT.185: Điểm đầu km 211 470 (thuộc xã Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang), điểm cuối thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa dài 74,1 km.
Tuyến ĐT.186: Điểm đầu km 55 Quốc lộ 2C (Ngã ba Sơn Nam, huyện Sơn Dương), điểm cuối km 234 400 Quốc lộ 37 (thuộc xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn), chiều dài 84 km.
Tuyến ĐT.187: Điểm đầu đường ĐT.176 cũ (Đài Thị), điểm cuối đỉnh đèo Keo Mác huyện Chiêm Hóa, chiều dài: 17 km.
Tuyến ĐT.188: Điểm đầu từ Thị trấn huyện Chiêm Hóa, điểm cuối xã Bình An huyện Chiêm Hóa, chiều dài: 40 km (không kể 5 km đi chung QL.279).
Tuyến ĐT.189: Điểm đầu km 5 700 (thuộc xã Bình Xa, huyện Hàm Yên), điểm cuối thôn Lục Khang xã Yên Thuận huyện Hàm Yên, chiều dài: 61,5Km.
Tuyến ĐT.190: Điểm đầu Km 166 QL.2 (thuộc xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên), điểm cuối xã Thượng Giáp huyện Nà Hang, chiều dài: 116 km (không kể 35 km đi chung QL.279).
3. Các tuyến đường huyện: Là đường nối từ trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường nối đường tỉnh với trung tâm hành chính của xã hoặc trung tâm cụm xã. Tổng chiều dài các tuyến đường huyện trong tỉnh là 579,8 km. Bao gồm:
Huyện Na Hang: gồm 11 tuyến =122,5 km.
Huyện Chiêm Hóa: gồm 11 tuyến=146,0 km.
Huyện Hàm Yên: gồm 6 tuyến= 57,2 km.
Huyện Yên Sơn: gồm 14 tuyến=129,5 km.
Huyện Sơn Dương: gồm 12 tuyến=124,6 km
4. Các tuyến đường đô thị:
Chiều dài 141,71 km, là các đường giao thông nằm trong phạm vi địa giới hành chính thành phố Tuyên Quang, các thị trấn huyện lỵ và khu Di tích lịch sử Tân Trào.
Đường thủy[sửa | sửa mã nguồn]
Sông khai thác vận tải được:
Sông Lô: dài 156 km, TW quản lý: 85 km (Phan lương – N3 Lô Gâm) - Sà lan < 200 T hoạt động mùa nước, Tuyên Quang quản lý: 71 km (N3 Lô Gâm – Bạch xa)- Đò ngang
Sông Gâm: dài 109 +70 km, TW quản lý: 33 km (N3 Lô Gâm – Chiêm Hóa) 33 km (tàu, thuyền < 40T), Tuyên Quang quản lý: 76 km (Chiêm Hóa - Thuý Loa) 37 km (Chiêm Hóa - Na Hang) Thuyền < 5 T
2- Bến đò: Tổng số bến 44, Trong đó có giấy phép mở bến: 28
Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]
Di tích lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Lán Nà Lừa - nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Tuyên Quang
- Di tích lịch sử Tân Trào: Tân Trào là xã nằm trong thung lũng nhỏ ở Đông Bắc huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) được bao bọc bởi núi Hồng ở phía Đông, núi Thoa, ngòi Thia ở phía Nam, núi Bòng ở phía Tây… Để đến được Tân Trào, trước đây chỉ có 2 đường mòn xuyên qua rừng rậm và đèo cao. Ngày nay, đến Tân Trào đã có đường ô tô rất thuận tiện. Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.
- Khu di tích Kim Bình, xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa là nơi diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai.
- Khu di tích Kim Quan, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn là an toàn khu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Di tích này đã được Bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử năm 1993.
- Khu di tích Đá Bàn, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn. Đây là nơi ở của hoàng thân Sufanuvong từ năm 1945 - 1951. Di tích là biểu tượng của tình hữu nghị sắt son, bền vững giữa hai dân tộc Việt Lào. Những ngày gian khó lãnh đạo hai nước đã từng làm việc bên nhau. Di tích đã được Bộ văn hóa thông tin công nhận di tích lịch sử.
- Khu di tích Làng Ngòi - Đá Bàn, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn
- Khu di tích Chiến thắng Khe Lau, xã Phúc Ninh và xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn
Tân Trào là tên mới, được hợp nhất từ hai xã Tân Lập và Hồng Thái vào năm 1945 (trước đây còn gọi là Kim Long và Kim Châu). Gắn liền với chiến công oanh liệt của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, ngày nay Tân Trào có nhiều di tích lịch sử quan trọng như đình Tân Trào, đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào, lán Nà Lừa, hang Bòng…
Cây đa lịch sử Tân Trào
Danh lam, thắng cảnh[sửa | sửa mã nguồn]
- Hồ Na Hang, huyện Na Hang: Nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên nên hồ với nhiều cảnh đẹp còn rất nguyên vẹn và hoang sơ.
- Quần thể hang động xã Yên Phú, huyện Hàm Yên: danh thắng quốc gia
- Động Song Long - xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình: danh thắng quốc gia
- Hang Phia Vài - xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình: danh thắng quốc gia
- Thác Mơ - Na Hang Cách thành phố Tuyên Quang 100 km, thác Mơ nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang. Lối vào thác là con đường rải nhựa ngoằn ngoèo chạy dưới tán rừng nguyên sinh. Từ hồ nước trong xanh vời vợi trên đỉnh núi Pắc Ban, từng ngọn thác mềm mại, trắng xoá đổ xuống chân núi.
- Thành cổ nhà Mạc được xây dựng rất kiên cố vào thời nhà Mạc (năm 1552), nằm ở thành phố Tuyên Quang ngày nay. Trước đây người ta chọn vị trí này nhằm án ngữ hướng tấn công từ phía sông Lô. Dấu tích còn lại gồm có hai cổng thành ở phía Tây, phía Bắc và một số đoạn tường thành.
- Suối nước khoáng Mỹ Lâm Nằm ở địa phận huyện Yên Sơn, Tuyên Quang, suối là một trong những địa chỉ nghỉ dưỡng và chữa bệnh yên tĩnh, thoáng mát. Nguồn nước khoáng ở đây rất tốt cho việc điều trị các bệnh về cơ, xương, khớp...
- Động Tiên thuộc huyện Hàm Yên cách thành phố Tuyên Quang khoảng 50 km.
- Thac Bản Ba - Chiêm Hóa cách thành phố Tuyên Quang khoảng 100 km
Kết nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]
Hưởng ứng phong trào kết nghĩa Bắc - Nam, tỉnh Tuyên Quang kết nghĩa với tỉnh Bình Thuận[14][15]. Tại thành phố Phan Thiết có một con đường và một trường tiểu học mang tên "Tuyên Quang" và tại thành phố Tuyên Quang có một đường mang tên đường "Bình Thuận", một trường tiểu học và một trường trung học mang tên "Bình Thuận", một trường tiểu hoc và một trường trung học cơ sở mang tên "Phan Thiết",
Người nổi tiếng[sửa | sửa mã nguồn]
- Thu Hà: diễn viên
- Lương Xuân Trường: cầu thủ bóng đá.
- Nguyễn Thành Chung: cầu thủ bóng đá.