Phào chỉ nhựa giá rẻ Phú Minh Khôi tại Cà Mau

Phào chỉ nhựa giá rẻ Phú Minh Khôi tại Cà Mau

Cam kết 3 “KHÔNG” của Phú Minh Khôi khi cung cấp dịch vụ cug cấp phào chỉ nhựa

Dịch vụ cug cấp phào chỉ nhựa do Công ty Phú Minh Khôi cung cấp luôn tự tin đưa ra những cam kết uy tín nhất. Điều này giúp quý khách hàng có thể tin tưởng tuyệt đối khi trải nghiệm dịch vụ tại công ty.

 

  • KHÔNG  dùng sai vật liệu: Quá trình thi công phào chỉ nhựa, công ty luôn dùng đúng chất lượng vật liệu khách hàng lựa chọn. Tất cả đều được thể hiện rõ trong hồ sơ dự toán chi tiết của từng hạng mục công trình mà công ty thực hiện.
  • KHÔNG bán thầu: Khi đã nhận sự ủy thác của khách hàng, dịch vụ sẽ trực tiếp đưa nhân viên công ty thực hiện. Chúng tôi cam kết không bán thầu cho bên thứ 3. Vì vậy, khách hàng có thể yên tâm hợp tác mà không phải lo lắng việc chịu trách nghiệm chất lượng công trình thuộc về ai.
  • KHÔNG phát sinh phụ phí: Bảng giá được báo chi tiết, công khai ngay từ đầu. Quá trình thi công sẽ không phát sinh phụ phí nên khách hàng có thể yên tâm tuyệt đối.

Khách hàng hãy liên hệ ngay đến số hotline: 0906.976.838 -0934.764.868. Công ty Phú Minh Khôi rất hân hạnh chào đón quý khách hàng đến và trải nghiệm dịch vụ cung cấp phào chỉ nhựa uy tín. Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng sự phục vụ chuyên nghiệp, hiệu quả tiết kiệm và chất lượng tốt nhất trong từng công trình.


Cà Mau là một tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.[3][4]

Năm 2019, Cà Mau là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 26 về số dân, xếp thứ 41 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)xếp thứ 38 về GRDP bình quân đầu người. Với 1.229.600 người dân[5], GRDP đạt 53.229 tỉ Đồng (tương ứng với 2,3118 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 47,1 triệu đồng (tương ứng với 2.028 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,00%.[6]

Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới được khai phá khoảng trên 300 năm. Vùng đất Cà Mau ngày xưa được Mạc Cửu dẫn người Hoa đến khai phá. Sau khi Mạc Cửu dâng toàn đất này thần phục Nhà NguyễnMạc Thiên Tứ con của Mạc Cửu đã vâng lệnh triều đình Chúa Nguyễn lập ra đạo Long Xuyên. Qua nhiều lần thay đổi về hành chính, đến ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Cà Mau được tái lập theo Nghị quyết của Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10, ngày 6 tháng 11 năm 1996 về việc điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách tỉnh Minh Hải thành tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.

Mục lục

Nguồn gốc tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi Cà Mau (chính tả cũ: Cà-mau) được hình thành do người Khmer gọi tên vùng đất này là "Tưk Kha-mau" (tiếng Khmer: តឹកខ្មៅ[7]), có nghĩa là nước đen. Do Nước đen là màu nước đặc trưng do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh bạt ngàn rụng xuống làm đổi màu nước. Cà Mau là xứ đầm lầy ngập nước, có nhiều bụi lác mọc tự nhiên và hoang dã. Chính vì lẽ đó từ thuở xưa đã có câu ca dao:

Cà Mau là xứ quê mùa
Muỗi bằng gà mái, cọp tùa bằng trâu
— Ca dao Việt Nam

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ hành chính Cà Mau

Phần lãnh thổ đất liền của tỉnh Cà Mau nằm trong tọa độ từ 8o30' - 9o10' vĩ Bắc và 104o80' - 105o5' kinh Đông.

Điểm cực Bắc tại 9o33' vĩ Bắc thuộc xã Biển Bạch, huyện Thới Bình.

Điểm cực Nam tại 8o33’ vĩ Bắc thuộc xã Viên An, huyện Ngọc Hiển.

Điểm cực Đông tại 105o24' kinh Đông thuộc xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi.

Điểm cực Tây tại 104o43' kinh Đông thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.

Tỉnh Cà Mau là mảnh đất tận cùng của tổ quốc với 3 mặt tiếp giáp với biển:

Thành phố Cà Mau nằm trên trục đường quốc lộ 1A và quốc lộ 63, cách thành phố Cần Thơ 180 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 380 km. Là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.Đường bờ biển của tỉnh Cà Mau dài gần 254 km, trong đó có 107 km bờ Biển Đông và 147 km bờ Biển Tây. Biển Cà Mau tiếp giáp với vùng biển các nước như Thái LanMalaysiaIndonesia, và là trung tâm của vùng biển quốc tế ở Đông Nam Á.[8]

Điều kiện tự nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

Chợ ven kênh ở thành phố Cà Mau

Nhà bên kênh

Cà Mau là vùng đất thấp, thường xuyên bị ngập nước. Cà Mau có 5 nhóm đất chính gồm: đất phèn, đất than bùn, đất bãi bồi, đất mặn và đất kênh rạch.

Rừng Cà Mau là loại hình sinh thái đặc thù, rừng sinh thái ven biển ngập mặn được phân bố dọc ven biển với chiều dài 254 km. Bên cạnh đó, Cà Mau còn có hệ sinh thái rừng tràm nằm sâu trong lục địa ở các huyện U MinhTrần Văn ThờiThới Bình quy mô 35.000 ha. Diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau chiếm 77% rừng ngập mặn của vùng đồng bằng sông Cửu Long[9].

Tỉnh Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao vào loại trung bình trong tất cả các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Khí hậu Cà Mau được chia thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa ở Cà Mau trung bình có 165 ngày mưa/năm, với 2.360 mm. Độ ẩm trung bình năm là 85,6%, nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,50C. Trong đó, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là vào tháng 4, khoảng 27,60C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1, khoảng 250C. Biển nhiệt độ trung bình trong 1 năm là 2,70C[9]. Năm 2014, nhiệt độ thấp nhất ở đây đã xuống tới 20 độ C (tháng 1) (trước đó vào tháng 12 năm 2013 đã xuống còn 18 độ C). Nhiệt độ cao nhất là 38 độ C khi đang trong mùa khô vào tháng 4 năm 2016.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Lịch sử hành chính Cà Mau

Thời phong kiến[sửa | sửa mã nguồn]

Sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức có chép "Thời Gia Long, những giồng đất cao ráo ở ven sông Ông Đốcsông Gành Hào, sông Bảy Háp và một vài phụ lưu mới có người khai khẩn, lập thành xóm, ấp. Tuy vậy, đến thời Tự Đức Cà Mau vẫn là vùng rừng đước, vẹt, tràm, không mấy ai đến lập nghiệp vì thiếu nước ngọt và ruộng quá nhiều phèn".

Cuối thế kỷ 17, Mạc Cửu là tướng của nhà Minh do không chấp nhận triều đình nhà Thanh nên đã dẫn một số người Trung Hoa đến vùng Hà Tiên sinh sống. Sau khi Mạc Cửu dâng toàn bộ phần đất này thần phục nhà NguyễnMạc Thiên Tứ con của Mạc Cửu đã vâng lệnh triều đình chúa Nguyễn lập ra đạo Long Xuyên.

Vào năm 1808, Thời Gia Long thứ 7, đổi tên đạo Long Xuyên thành huyện Long Xuyên, thuộc trấn Hà Tiên. Năm 1825, Thời Minh Mạng thứ 6, nhà Nguyễn đã đặt ra một quan tri huyện để cai trị.

Thời Pháp thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ hạt Bạc Liêu năm 1895

Ngày 15 tháng 6 năm 1867, thực dân Pháp thành lập hạt Cà Mau gồm địa bàn huyện Long Xuyên cũ. Tuy nhiên đến ngày 1 tháng 8 năm 1877, thực dân Pháp lại giải thể hạt Cà Mau, nhập vào địa bàn hạt Rạch Giá.

Ngày 18 tháng 2 năm 1882, chính quyền Pháp lấy một phần đất Bạc Liêu thuộc tỉnh Sóc Trăng, một phần đất Cà Mau thuộc Rạch Giá hợp thành tỉnh Bạc Liêu. Thời Pháp thuộc, Cà Mau là một quận của tỉnh Bạc Liêu, quận lỵ đặt tại làng An Xuyên thuộc tổng Quản Long.

Năm 1903, thực dân Pháp lập đại lý hành chính Cà Mau gồm 3 tổng Quảng Long, Quảng Xuyên, Long Thủy. Ngày 16 tháng 5 năm 1911, Toàn quyền Đông Dương quyết định nâng lên thành quận Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu. Ngày 5 tháng 10 năm 1917, quận Cà Mau gồm 2 tổng Quảng Xuyên, Quảng Long và các làng Tân Lộc, Tân Lợi, Tân Phú, Thới Bình của tổng Long Thủy.

Ngày 6 tháng 4 năm 1923, tách các làng Tân Lợi, Tân Lộc, Thới Bình của tổng Long Thủy lập tổng mới Long Thới, thuộc quận Cà Mau (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1924). Ngày 24 tháng 9 năm 1938, tách tổng Quảng Xuyên khỏi quận Cà Mau lập quận mới Quảng Xuyên. Ngày 14 tháng 9 năm 1942, lập cơ sở hàng chính Tân An thuộc quận Cà Mau. Ngày 5 tháng 4 năm 1944, lập quận Thới Bình bao gồm tổng Thới Bình. Ngày 6 tháng 10 năm 1944, đổi tên quận Thới Bình thành quận Cà Mau Bắc, đổi tên quận Quảng Xuyên thành quận Cà Mau Nam. Sau đó lại hợp nhất 2 quận này thành một quận Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu.

Giai đoạn 1956-1975[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam Cộng hòa Ngày 9 tháng 3 năm 1956, theo Sắc lệnh 32/VN, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lấy quận Cà Mau và 4 xã của quận Giá Rai là Định ThànhHoà ThànhTân ThànhPhong Thạnh Tây lập thành tỉnh Cà Mau, tỉnh lỵ ban đầu có tên là Cà Mau.

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN để " thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Cà Mau được đặt tên mới là tỉnh An Xuyên, còn tỉnh lỵ đổi tên là "Quản Long". An Xuyên chính là tên của làng sở tại trước kia thuộc tổng Quản Long, vốn là nơi đặt quận lỵ quận Cà Mau trước năm 1956. Lúc này, xã An Xuyên cũng được đổi tên thành xã Tân Xuyên thuộc quận Quản Long và là nơi đặt tỉnh lỵ Quản Long của tỉnh An Xuyên.

Tỉnh An Xuyên khi đó gồm 6 quận: Quản Long, Thới Bình, Sông Ông Đốc, Cái Nước, Đầm Dơi và Năm Căn.

Chính quyền Cách mạng Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi tỉnh An Xuyên mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Cà Mau.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn duy trì tỉnh Cà Mau cho đến đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa). Tỉnh Cà Mau lúc bấy giờ có 6 huyện: Thới Bình, Trần Văn Thời, Cái Nước, Ngọc Hiển, Châu Thành, Duyên Hải và thị xã Cà Mau.

Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc "nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước". Theo Nghị quyết này, tỉnh Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu và hai huyện Vĩnh ThuậnAn Biên (ngoại trừ 2 xã Đông Yên và Tây Yên) của tỉnh Rạch Giá sẽ hợp nhất lại thành một tỉnh, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do địa phương đề nghị lên.

Nhưng đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị lại ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu được tiến hành hợp nhất vào ngày 1 tháng 1 năm 1976 với tên gọi ban đầu là tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu.

Tỉnh Minh Hải (cũ) (1976-1996)[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 10 tháng 3 năm 1976, tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu được đổi tên thành tỉnh Minh Hải, đồng thời thị xã Bạc Liêu cũng được đổi tên là thị xã Minh Hải. Tỉnh Minh Hải ban đầu gồm thị xã Minh Hảithị xã Cà Mau và 7 huyện là Vĩnh LợiHồng DânGiá RaiChâu ThànhThới BìnhTrần Văn ThờiNgọc Hiển (đây là huyện Ngọc Hiển cũ, không phải huyện Ngọc Hiển hiện nay). Tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải ban đầu đặt tại thị xã Minh Hải.

Ngày 11 tháng 7 năm 1977, Hội đồng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Quyết định số 181-CP giải thể huyện Châu Thành[10].

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 326-CP lập thêm 6 huyện mới là Phước LongCà MauU MinhPhú TânCái NướcNăm Căn (đây là huyện Năm Căn cũ, không phải huyện Năm Căn bây giờ). Số huyện trong tỉnh Minh Hải tăng lên 12 huyện. Đến ngày 30 tháng 8 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 94-HĐBT giải thể huyện Cà Mau, các xã của huyện này được sáp nhập vào thị xã Cà Mau và các huyện Giá RaiThới BìnhCái Nước. Tỉnh Minh Hải còn lại 2 thị xã và 11 huyện.

Ngày 17 tháng 5 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 75-HĐBT, đổi tên thị xã Minh Hải thành thị xã Bạc Liêu. Hợp nhất huyện Hồng Dân và huyện Phước Long lấy tên là huyện Hồng Dân. Hợp nhất huyện Cái Nước và huyện Phú Tân thành huyện Cái Nước.

Từ ngày 17 đến ngày 8 tháng 12 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định 168/HĐBT[11], đổi tên huyện Năm Căn (cũ) thành huyện Ngọc Hiển (tức huyện Ngọc Hiển bây giờ). Đổi tên huyện Ngọc Hiển (cũ) thành huyện Đầm Dơi (tức huyện Đầm Dơi bây giờ). Đồng thời chuyển tỉnh lỵ tỉnh Minh Hải từ thị xã Bạc Liêu về thị xã Cà Mau. Thời điểm này tỉnh Minh Hải có 2 thị xã là thị xã Cà Mauthị xã Bạc Liêu và 9 huyện là Vĩnh LợiHồng DânGiá RaiThới BìnhU MinhCái NướcTrần Văn ThờiĐầm DơiNgọc Hiển.

Tỉnh Cà Mau từ năm 1997 đến nay[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX đã phê chuẩn việc tách tỉnh Minh Hải ra làm 2 tỉnh có tên là tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu, nhưng đến ngày 1 tháng 1 năm 1997 mới chính thức thực hiện. Tỉnh Cà Mau gồm thị xã Cà Mau và 6 huyện: Cái NướcĐầm DơiNgọc HiểnThới BìnhTrần Văn ThờiU Minh.

Ngày 14 tháng 4 năm 1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 21/1999/NĐ-CP[12] về việc thành lập thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Cà Mau trước đó.

Ngày 17 tháng 11 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 138/2003/NĐ-CP[13] về việc thành lập huyện Năm Căn và huyện Phú Tân thuộc tỉnh Cà Mau trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Ngọc Hiển và huyện Cái Nước.

Ngày 24 tháng 6 năm 2010, Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau khóa VII, kỳ họp thứ 17 ban hành Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐND[14] đề nghị công nhận thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau đạt chuẩn đô thị loại II.

Ngày 6 tháng 8 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1373/QĐ-TTg[15] về việc công nhận thành phố Cà Mau là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Cà Mau.

Tỉnh Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Cà Mau và các huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 8 huyện. Được phân chia thành 101 đơn vị hành chính cấp xã gồm có 9 thị trấn, 10 phường và 82 xã.[16]

Ðơn vị hành chính cấp Huyện Thành phố
Cà Mau
Huyện
Cái Nước
Huyện
Đầm Dơi
Huyện
Năm Căn
Huyện
Ngọc Hiển
Huyện
Phú Tân
Huyện
Thới Bình
Huyện
Trần Văn Thời
Huyện
U Minh
Diện tích (km²) 249,29 417 823,2 495,4 735,18 461,87 637,05 702,72 774,14
Dân số (người) 226.372 136.638 175.629 56.813 66.874 97.703 135.892 197.679 100.876
Mật độ dân số (người/km²) 908 328 213 115 91 212 213 281 130
Số đơn vị hành chính 10 phường, 7 xã 1 thị trấn, 10 xã 1 thị trấn, 15 xã 1 thị trấn, 7 xã 1 thị trấn, 6 xã 1 thị trấn, 8 xã 1 thị trấn, 11 xã 2 thị trấn, 11 xã 1 thị trấn, 7 xã
Năm thành lập 1999[17] 1957 1956 2003[18] 1984[19] 2003[18] 1956 1951 1979[20]
Nguồn: Dân số tỉnh Cà Mau ngày 1 tháng 4 năm 2019[1]

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc sản tôm khô Cà Mau

Bài chi tiết: Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP

Bài chi tiết: Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP bình quân đầu người

Tuy Cà Mau có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhưng khi mới chia tách, xuất phát điểm về kinh tế - xã hội rất thấp kém. Kinh tế thuần nông với cơ cấu nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng 63,40%, công nghiệp - xây dựng chỉ đạt 16,96%, dịch vụ chỉ đạt 19,64%. Kết cấu hạ tầng kinh tế yếu kém, thu nhập bình quân đầu người 296 USD, đời sống người dân còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 27,9%, lao động qua đào tạo, dạy nghề 15%, hộ sử dụng điện 16%, sử dụng máy điện thoại bình quân 4,5 máy cho 100 dân. Sau hơn 20 năm tái lập (1997 - 2018), thu nhập bình quân đầu người tăng 4,75 lần, năm 2018 đạt 2.000 USD. Từ cơ cấu nông nghiệp chiếm đến 63,40%, công nghiệp 16,96%, dịch vụ 19,64% vào năm 1997, đến năm 2018 cơ cấu nông nghiệp chỉ còn 8%, công nghiệp tăng lên 43%, dịch vụ 49%.

Chợ nổi Cà Mau

Năm 2011, diện tích gieo trồng lúa của tỉnh ước đạt 128 ngàn hécta, chiếm 82,7% diện tích cây trồng của tỉnh. Sản lượng lúa ước đạt 532.000 tấn. Hoạt động chăn nuôi gia súc và gia cầm phát triển chậm, chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa mang tính chất công nghiệp, do đó chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh và còn gặp nhiều khó khăn. Tổng đàn heo năm 2011 ước đạt 221,2 ngàn con. Đàn gia cầm ước đạt 1.521,2 ngàn con đang có xu hướng giảm, nguyên nhân chủ yếu một phần là do tác động của chuyển dịch một phần diện tích đất trồng lúa sang nuôi tôm, ở vùng nuôi tôm do thiếu thức ăn và nguồn nước bị nhiễm mặn nên hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm khó phát triển.

Năm 2011, diện tích rừng tập trung của tỉnh đạt 102.973 ha, Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản khoảng 296.300 ha. Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2011 ước đạt 248,4 ngàn tấn, tăng gần 4,4 lần so với năm 1997, tăng bình quân 12,8%/năm. Giá trị sản xuất bình quân trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản không ngừng tăng, năm 2011 ước đạt 47,2 triệu đồng/ha, tăng 4,8 lần so với năm 1997, tăng bình quân 13,4%/năm. Diện tích nuôi tôm chiếm 90% diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Sản lượng thủy sản đánh bắt tuy tăng chậm so với nuôi trồng nhưng cơ cấu sản xuất cũng chuyển dịch theo hướng tăng sản lượng khai thác xa bờ, giảm khai thác gần bờ có nguy cơ làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản và ô nhiễm môi trường nước ven biển. Sản lượng thủy hải sản khai thác đạt 155 ngàn tấn vào năm 2011, bình quân mỗi năm tăng 4,3%. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2011 trên địa bàn tỉnh đạt 17.500 tỷ đồng, gấp 10,5 lần năm 1997 và gấp 6,1 lần năm 2000, tăng bình quân hằng năm trên 18%.

Từ đầu năm 2012 đến ngày 30 tháng 1 năm 2013, thu ngân sách được 309 tỷ đồng, đạt 6,2% dự toán năm, bằng 90,2% so với cùng kỳ. Chi ngân sách 587 tỷ đồng, Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 372 tỷ đồng, Sản lượng điện ước đạt 155 triệu KWh, Sản lượng đạm 10.000 tấn. Sản lượng chế biến thủy sản xuất khẩu khoảng 1.069 tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 11 triệu USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu 1,28 triệu USD[21].

Năm 2019, tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 7% so với năm 2018. Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 29,2% GRDP; công nghiệp, xây dựng chiếm 26,1%; dịch vụ chiếm 40,9%; thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm chiếm 3,8%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 13.810 tỉ đồng. Thu ngân sách đạt 5.654 tỉ đồng, vượt 23,7% dự toán, tăng 19,9% so với cùng kì. Chi ngân sách đạt 10.066 tỉ đồng, bằng 103% dự toán, tăng 11% so với cùng kì. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1.168 triệu USD, bằng 97,3% kế hoạch, tăng 3,6% so với cùng kì.

Dân cư và tôn giáo[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Cà Mau đạt 1.194.476 người, mật độ dân số đạt 232 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 271.046 người chiếm 22,7% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 923.430 người, chiếm 77,3% dân số. Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2020 đạt 23%.

Lịch sử phát triển
dân số
Năm Dân số
1995 1.041.800
1996 1.061.600
1997 1.081.100
1998 1.101.800
1999 1.123.500
2000 1.133.900
2001 1.145.200
2002 1.155.300
2003 1.164.500
2004 1.174.400
2005 1.182.900
2006 1.188.700
2007 1.195.200
2008 1.201.700
2009 1.207.100
2010 1.210.200
2011 1.214.900
2017 1.230.190
2019 1.194.476
Nguồn:[22]

Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Cà Mau có 19 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh có 1.167.765 người, người Khmer có 29.845 người, người Hoa có 8.911 người, còn lại là những dân tộc khác như tày, thái, chăm, mường[23]...

Về Tôn giáo thì toàn tỉnh Cà Mau tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, có 11 tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là đạo Cao Đài có 53.992 người, Công giáo có 24.226 người, Phật giáo có 22.678 người,[24], các tôn giáo khác như Tin lành có 1.634 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 1.114 người, Phật giáo Hòa Hảo có 591 người, Hồi giáo có 109 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa 32 người, Minh Sư Đạo có 16 người, Bửu sơn kỳ hương có ba người, còn lại là đạo Bahá'í có hai người[23].

Giáo dục và y tế[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay toàn tỉnh Cà Mau có 2 trường Đại học và 3 trường Cao đẳng. Danh sách các trường Đại học, Cao đẳng ở Cà Mau:

  • ĐH Tôn Đức Thắng (phân hiệu Cà Mau)
  • ĐH Bình Dương (phân hiệu Cà Mau)
  • Cao đẳng Sư phạm Cà Mau
  • Cao đẳng Y tế Cà Mau
  • Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau
  • Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau

Y tế[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Q.lộ 1A. từ Cà Mau đi Năm Căn

Tỉnh Cà Mau có quốc lộ 1 và quốc lộ 63 và quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 380 km và thành phố Cần Thơ 180 km. Từ Thành phố Cà Mau có thể đi lại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long dễ dàng. Các sông lớn như sông Bảy Háp, sông Gành Hào, sông Đốc, sông Trẹm... rất thuận tiện cho giao thông đường thủy đi lại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.

Về phía hàng không thì Cà Mau có sân bay Cà Mau, với chuyến bay từ Cà Mau đến Thành phố Hồ Chí Minh đã được mở rộng và nâng cấp, rút ngắn thời gian đi lại. Các sân bay cũ ở Năm Căn, Hòn Khoai khi có nhu cầu và điều kiện có thể khôi phục và đưa vào sử dụng. Cảng Năm Căn là cảng quan trọng trong hệ thống cảng ở đồng bằng sông Cửu Long. Cảng được đầu tư xây dựng ở vị trí vòng cung đường biển của vùng Đông Nam Á. Cảng Năm Căn có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao thương với các nước trong vùng như: SingaporeIndonesiaMalaysia... Hiện nay, năng lực hàng hóa thông qua cảng trên 10.000 tấn/năm.

Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]

Hòn Đá Bạc, thắng cảnh ở biển Cà Mau

Do đặc điểm sống ở vùng sông nước, rừng biển sâu xa nên loại hình đờn ca cải lương trở thành nếp sinh hoạt văn nghệ phổ biến trong nhân dân, miền đất này có truyện cười dân gian của Bác Ba Phi đầy huyền thoại, có làn điệu thơ Bạc Liêu của nghệ sĩ Thái Đắc Hàng. Các đặc sản khá nổi tiếng ở Cà Mau như Mắm lóc U Minh, Ba khía Rạch Gốc, Sò huyết Bãi Bồi, Tôm khô Bãi Háp, Cua Biển Cà Mau... cùng nhiều món ăn khác.

Các di tích lich sử cấp quốc gia như Đình Tân HưngHồng Anh Thư QuánBiệt khu Hải Yến Bình Hưng (của Nguyễn Lạc Hóa)Khu di tích lịch sử Hòn Đá BạcHòn Khoai...Các di tích cấp tỉnh, Nhà Dây thép, Đền thờ Bác Hồ xã Trí Phải, Đền thờ Bác Hồ xã Viên An, Đền thờ Bác Hồ thị trấn Cái Nước.

Tỉnh kết nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Ninh Bình có các công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội mang tên các địa danh của tỉnh Cà Mau như: rạp Kim Mau, cống Tân Hưng, cống Biện Nhị, đường Cà Mau, sông Cà Mau, cầu Cà Mau, trạm bơm Rạch Ráng, cầu Chà Là, đê Năm Căn.[26]

Ở Cà Mau có khoảng 100.000 người quê gốc ở Ninh Bình đang sinh sống. Ban Liên lạc đồng hương Ninh Bình tại Cà Mau họp mặt mỗi năm 1 lần. Trường Nội trú Cà Mau - Ninh Bình được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vì "Đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước".[27]

;