Phào chỉ nhựa giá rẻ Phú Minh Khôi tại Quảng Nam

Phào chỉ nhựa giá rẻ Phú Minh Khôi tại Quảng Nam

Cam kết 3 “KHÔNG” của Phú Minh Khôi khi cung cấp dịch vụ cug cấp phào chỉ nhựa

Dịch vụ cug cấp phào chỉ nhựa do Công ty Phú Minh Khôi cung cấp luôn tự tin đưa ra những cam kết uy tín nhất. Điều này giúp quý khách hàng có thể tin tưởng tuyệt đối khi trải nghiệm dịch vụ tại công ty.

 

  • KHÔNG  dùng sai vật liệu: Quá trình thi công phào chỉ nhựa, công ty luôn dùng đúng chất lượng vật liệu khách hàng lựa chọn. Tất cả đều được thể hiện rõ trong hồ sơ dự toán chi tiết của từng hạng mục công trình mà công ty thực hiện.
  • KHÔNG bán thầu: Khi đã nhận sự ủy thác của khách hàng, dịch vụ sẽ trực tiếp đưa nhân viên công ty thực hiện. Chúng tôi cam kết không bán thầu cho bên thứ 3. Vì vậy, khách hàng có thể yên tâm hợp tác mà không phải lo lắng việc chịu trách nghiệm chất lượng công trình thuộc về ai.
  • KHÔNG phát sinh phụ phí: Bảng giá được báo chi tiết, công khai ngay từ đầu. Quá trình thi công sẽ không phát sinh phụ phí nên khách hàng có thể yên tâm tuyệt đối.

Khách hàng hãy liên hệ ngay đến số hotline: 0906.976.838 -0934.764.868. Công ty Phú Minh Khôi rất hân hạnh chào đón quý khách hàng đến và trải nghiệm dịch vụ cung cấp phào chỉ nhựa uy tín. Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng sự phục vụ chuyên nghiệp, hiệu quả tiết kiệm và chất lượng tốt nhất trong từng công trình.


Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung BộViệt Nam.[3][4]

Năm 2018, Quảng Nam là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 26 về số dân, xếp thứ 17 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)xếp thứ 17 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 27 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.501.100 người dân,[5] GRDP đạt 91.677 tỉ Đồng (tương ứng với 3,9816 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 61,07 triệu đồng (tương ứng với 2.632 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,11%.[6]

Tên tỉnh theo phát âm địa phương nghe như là "Quảng Nôm". Tên gọi Quảng Nam có nghĩa là mở rộng về phương Nam. Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống văn hóa với hai di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn. Quảng Nam còn là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra nhiều người con ưu tú cho đất nước. Với diện tích 10,438 km² và dân số trung bình hơn 1.567 triệu người (2019), Quảng Nam đứng thứ 6 về diện tích, thứ 19 về dân số trong số 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Mật độ dân số là 140 người/km² (đứng thứ 45/63) so với 293 người/km² của cả nước. Quảng Nam là tỉnh đầu tiên của duyên hải Nam Trung Bộ có 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Tam Kỳ, Hội An). Đây cũng là tỉnh duy nhất của duyên hải Nam Trung Bộ có đường biên giới quốc tế.

Mục lục

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

Quảng Nam nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 820 km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 0 km về phía Bắc và cách Thành phố Hồ Chí Minh 900 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía Tây giáp biên giới Lào, tỉnh Sekong (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào), phía Đông giáp Biển Đông. Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện với 247 xã, phường, thị trấn. Tỉnh lỵ của Quảng Nam đặt tại thành phố Tam Kỳ.

Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 10.438 km². Địa hình thấp dần từ tây sang đông và chia làm 3 vùng: vùng núi phía tây, trung du ở giữa và đồng bằng ven biển phía đông. Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 25 °C, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 2.000-2.500mm với hơn 70% tập trung vào 3 tháng mùa mưa (tháng 10, 11 và 12). Vu Gia - Thu Bồn và Tam Kỳ là hai lưu vực sông chính.

Rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh là kiểu sinh thái chủ đạo của Quảng Nam. Quảng Nam là tỉnh giàu tiềm năng rừng nhưng do bị khai thác quá mức trong một thời gian dài nên diện tích rừng nguyên sinh còn ít. Việc đẩy mạnh trồng rừng trong những năm gần đây đã tăng diện tích đất có rừng của Quảng Nam lên hơn 55% vào năm 2014. Đây là một trong những địa phương có diện tích đất có rừng cao nhất cả nước. Rừng đặc dụng Sông Thanh là khu bảo tồn lớn nhất tỉnh, nơi mà các động vật hoang dã khu vực Trung Trường Sơn đang được bảo tồn. Nhân sâm Ngọc Linh là cây dược liệu quý phân bố chủ yếu ở độ cao trên 1,000 m của núi Ngọc Linh.

Quảng Nam có đường bờ biển dài 125 km, ven biển có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng, như: Hà My (Điện Bàn), Cửa Đại (Hội An), Bình Minh (Thăng Bình), Tam Thanh (Tam Kỳ), Bãi Rạng (Núi Thành),... Cù Lao Chàm là cụm đảo ven bờ với hệ sinh thái phong phú được công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới.

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Quảng Nam (thời tiết-khí hậu, địa hình, tài nguyên nước, biển) có nhiều thuận lợi, tiềm năng cho phát triển sự nghiệp văn hóa đa dạng, độc đáo (phát triển những tiểu vùng văn hóa), phát triển ngành du lịch (du lịch văn hóa, du lịch sinh thái).

Dân số và nguồn nhân lực[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến ngày 1/4/2019, dân số Quảng Nam là 1 495 812 người, với mật độ dân số trung bình là 149 người/km², đây cũng là tỉnh đông dân thứ 3 vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Dân cư phân bố trù mật ở dải đồng bằng ven biển, dọc quốc lộ 1, đồng bằng Vu Gia Thu Bồn và Tam Kỳ. Mật độ dân số của Tam Kỳ, Hội An và Điện Bàn vượt quá 1,000 người/km² trong khi rất thưa thớt ở các huyện miền núi phía Tây. Mật độ dân số trung bình của 6 huyện miền núi gồm Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My và Nam Trà My là dưới 30 người/km². Với 69% dân số sinh sống ở nông thôn, Quảng Nam có tỷ lệ dân số sinh sống ở nông thôn cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước. Tuy nhiên quá trình đô thị hóa của tỉnh đang diễn ra mạnh mẽ sẽ tác động lớn đến sự phân bố dân cư nông thôn-thành thị trong thời gian tới.

Thành phần các dân tộc ở Quảng Nam

Theo cuộc tổng điều tra dân số ngày 01.04.2019, có 37 tộc người cùng sinh sống trên địa bàn Quảng Nam trong đó đông nhất là người Kinh (91,1%), người Cơ Tu (3,2%), người Xơ Đăng (2,7%), và người Gié Triêng (1,3%). 29 tộc người còn lại chỉ chiếm 0,9% dân số.

 

Quảng Nam có lực lượng lao động dồi dào, với trên 887.000 người (chiếm 62% dân số toàn tỉnh), trong đó lao động ngành nông nghiệp chiếm 61,57%, ngành công nghiệp và xây dựng là 16,48% và ngành dịch vụ là 21,95%.

Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm 30% tổng số lao động, trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao là gần 18.000 người.

Là một tỉnh với quy mô dân số trung bình, nhưng cơ cấu dân số trẻ và đa phần trong độ tuổi lao động sẽ đặt ra nhu cầu lớn về tiêu dùng và hưởng thụ văn hoá, nhất là các hoạt động văn hoá công cộng, các loại hình văn hoá, nghệ thuật mới, các hoạt động thể thao.

Giai đoạn 2000-2010, dân số đô thị của tỉnh tăng chậm, từ 207.000 người (2000) lên hơn 260.000 người (2010). Việc hình thành các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế mở Chu Lai cùng với quá trình phát triển kinh tế nhằm đưa tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020 sẽ đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng với lực lượng lao động dồi dào sẽ làm tăng mức độ di động dân số trong nội tỉnh cũng như ngoại tỉnh. Quá trình di động dân số (nội tỉnh và ngoại tỉnh) sẽ làm tăng mức độ giao thoa văn hóa.

Quá trình đô thị hóa và di động dân số trong những năm tới đặt ra những vấn đề cho phát triển sự nghiệp Văn hóa của tỉnh, như: xây dựng môi trường văn hóa ở các khu công nghiệp, khu dân cư; nhu cầu văn hóa ở các khu đô thị, cụm dân cư (các sản phẩm văn hóa, dịch vụ văn hóa,...).

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 11 tôn giáo khác nhau đạt 78.977 người, nhiều nhất là Công giáo có 37.526 người, tiếp theo là Phật giáo có 22.670 người, đạo Tin Lành có 11.730 người, đạo Cao Đài có 6.970 người. Còn lại các tôn giáo khác như Baha'i giáo có 36 người, Phật giáo Hòa Hảo có 17 người, Minh Sư đạo có 13 người, Bà La Môn có bảy người, Hồi giáo có năm người, Minh Lý đạo có hai người và 1 người theo Bửu Sơn Kỳ Hương.[7]

Địa hình[sửa | sửa mã nguồn]

Quảng Nam có hướng địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông hình thành 3 kiểu cảnh quan sinh thái rõ rệt là kiểu núi cao phía Tây, kiểu trung du ở giữa và dải đồng bằng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 72% diện tích tự nhiên với nhiều ngọn cao trên 2.000m như núi Lum Heo cao 2.045m, núi Tion cao 2.032m, núi Gole - Lang cao 1.855m (huyện Phước Sơn). Núi Ngọc Linh cao 2.598m nằm giữa ranh giới Quảng Nam, Kon Tum là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn. Ngoài ra, vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dài cồn cát chạy dài từ Điện Ngọc, Điện Bàn đến Tam Quang, Núi Thành. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang.

Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Nam

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 25,6 °C, Mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 12 °C và nhiệt độ vùng núi thậm chí còn thấp hơn. Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84%. Lượng mưa trung bình 2000-2500mm. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, tháng 1 và tháng 9 là các tháng chuyển tiếp với đặc trưng là thời tiết hay nhiễu loạn và khá nhiều mưa. Mưa phân bố không đều theo không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng. Vùng Tây Bắc thuộc lưu vực sông Bung (các huyện Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang) có lượng mưa thấp nhất trong khi vùng đồi núi Tây Nam thuộc lưu vực sông Thu Bồn (các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước và Hiệp Đức) có lượng mưa lớn nhất. Trà My là một trong những trung tâm mưa lớn nhất của Việt Nam với lượng mưa trung bình năm vượt quá 4,000 mm. Mưa lớn lại tập trung trong một thời gian ngắn trong 3 tháng mùa mưa trên một địa hình hẹp, dốc tạo điều kiện thuận lợi cho lũ các sông lên nhanh.

Hiện có hai trạm khí tượng trên địa bàn tỉnh quan trắc đầy đủ các yếu tố khí tượng trong một thời gian dài (bắt đầu từ 1976) là trạm Tam Kỳ và trạm Trà My. Trạm Tam Kỳ đặt tại phường Hòa Thuận, thành phố Tam Kỳ được sử dụng để tính toán các yếu tố khí tượng liên quan cho vùng đồng bằng phía Đông của tỉnh. Trạm Trà My đặt tại thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My được sử dụng để tính toán các yếu tố khí tượng liên quan cho vùng núi phía Tây của tỉnh.

Giá trị trung bình của các yếu thời tiết cơ bản tại Tam Kỳ, đại diện cho vùng đồng bằng phía Đông của tỉnh được trình bày trong bảng dưới đây:

ẩnDữ liệu khí hậu của Tam Kỳ
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 32.0 36.0 37.0 40.0 40.1 40.0 38.0 39.0 38.6 35.0 32.0 30.7 40,1
Trung bình cao °C (°F) 25.0 26.0 29.0 32.0 33.0 33.8 34.0 34.0 31.4 29.0 27.0 24.3 29,8
Trung bình ngày, °C (°F) 21.0 22.0 24.0 27.0 28.0 28.7 29.0 29.0 27.1 26.0 24.0 21.6 25,6
Trung bình thấp, °C (°F) 19.0 20.0 22.0 24.0 21.6 25.3 25.0 25.0 24.3 23.0 22.0 19.7 22,8
Thấp kỉ lục, °C (°F) 12.0 15.0 13.0 19.0 21.6 22.4 21.0 20.0 20.6 18.0 16.0 12.0 12,0
Giáng thủy mm (inch) 108.0
(4.252)
46.0
(1.811)
40.6
(1.598)
58.1
(2.287)
108
(4.25)
111
(4.37)
71.3
(2.807)
103.0
(4.055)
320.0
(12.598)
735.0
(28.937)
630.0
(24.803)
386.0
(15.197)
2.717
(106,97)
độ ẩm 88.0 88.0 85.0 83.0 80.0 80.0 76 76.0 87 87.0 88.0 84.0 83,5
Số ngày giáng thủy TB 18 11 9 9 11 11 9 12 16 22 23 23 174
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 133.0 148.0 208.0 222.0 254.0 236.0 250.0 231.0 192.0 154.0 108.0 83.0 2.219
Nguồn: http://lucci-vietnam.info/

Giá trị trung bình của các yếu thời tiết cơ bản tại Trà My, đại diện cho vùng núi phía Tây của tỉnh được trình bày trong bảng dưới đây:

ẩnDữ liệu khí hậu của Trà My
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 32.8 36.4 37.9 40.5 38.9 38.7 37.9 39.7 36.7 34.1 32.4 31.9 40,5
Trung bình cao °C (°F) 24.9 26.9 30.2 32.9 33.6 33.5 33.7 33.5 31.4 28.6 25.9 23.6 29,9
Trung bình ngày, °C (°F) 20.7 21.9 24.1 26.0 26.7 27.1 26.9 26.9 25.7 24.3 22.5 20.5 24,4
Trung bình thấp, °C (°F) 18.3 19.1 20.5 22.2 23.1 23.5 23.2 23.2 22.8 22.0 20.6 18.8 21,4
Thấp kỉ lục, °C (°F) 11.8 13.0 12.9 18.2 19.9 20.2 20.8 20.2 19.0 15.1 14.1 10.4 10,4
Giáng thủy mm (inch) 133.0
(5.236)
67.4
(2.654)
190.0
(7.48)
109.0
(4.291)
301.0
(11.85)
244.0
(9.606)
166.0
(6.535)
174.0
(6.85)
386.0
(15.197)
982.0
(38.661)
1038.0
(40.866)
502.0
(19.764)
4.292,4
(168,992)
độ ẩm 89 87.0 84.0 83 85 84.0 84.0 84 88.0 88.0 93.0 93.0 86,8
Số ngày giáng thủy TB 16 12 9 12 20 17 16 16 20 23 24 23 208
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 78.0 136.0 190.0 194.0 210.0 244.0 207.0 199.0 158.0 121.0 75.0 59.0 1.871
Nguồn: http://lucci-vietnam.info/

Thủy văn[sửa | sửa mã nguồn]

Quảng Nam có hai hệ thống sông lớn là Vu Gia - Thu Bồn (VG-TB) và Tam Kỳ. Diện tích lưu vực VG-TB (bao gồm một phần lưu vực thuộc tỉnh Kon TumQuảng Ngãi, thành phố Đà Nẵng là 10,350 km², là 1 trong 10 hệ thống sông có diện tích lưu vực lớn nhất Việt Nam và lưu vực sông Tam Kỳ là 735 km². Các sông bắt nguồn từ sườn đông của dãy Trường Sơn, chảy chủ yếu theo hướng Tây-Đông và đổ ra biển Đông tại cửa Hàn (Đà Nẵng), cửa Đại (Hội An) và An Hòa (Núi Thành). Ngoài hai hệ thống sông trên, sông Trường Giang có chiều dài 47 km chảy dọc ven biển theo hướng Bắc - Nam kết nối hệ thống sông VG-TB và Tam Kỳ.

Do địa hình đồi dốc và lượng mưa lớn nên mạng lưới sông ngòi của tỉnh Quảng Nam khá dày đặc. Mật độ sông ngòi trung bình là 0.47 km/km² cho hệ thống VG - TB và 0.6 km/km² cho các hệ thống sông khác.

Các sông có lưu lượng dòng chảy lớn, đầy nước quanh năm. Lưu lượng dòng chảy trung bình năm của sông Vu Gia (tính đến thị trấn Thạnh Mỹ với diện tích lưu vực 1,850 km²) là 127 m3/s, của sông Thu Bồn (tính đến Nông Sơn với diện tích lưu vực 3,130 km²) là 281 m3/s. Chế độ dòng chảy của sông ngòi có sự phân mùa rõ rệt. Dòng chảy 3 tháng mùa lũ (tháng 10, 11, 12) chiếm 65 - 70% tổng dòng chảy cả năm trong khi dòng chảy vào mùa kiệt (từ tháng 2 đến tháng 8) rất thấp. Hai tháng 1 và 9 là các tháng chuyển tiếp với dòng chảy thất thường. Lưu lượng cực đại của Thu Bồn tại Nông Sơn là 10,600 m3/s và lưu lượng tối thiểu đo được là 15.7 m3/s trong khi đó lưu lượng cực đại của Vu Gia tại Thạnh Mỹ là 4,540 m3/s và cực tiểu là 10.5 m3/s. Lưu lượng lớn vào mùa mưa và thấp vào mùa khô là nguyên nhân chính gây nên lũ lụt và hạn hán trong vùng.[8]

Tài nguyên nước phong phú là tiền đề để phát triển thủy điện trên địa bàn. Tính đến 2015, trên địa bàn Quảng Nam có 8 dự án thủy điện có công suất lớn (trên 100 MW) và 35 thủy điện có công suất nhỏ. Nhiều nhà máy thủy điện công suất lớn như Sông Tranh 2Đăk Mi 4A VươngSông Bung 2Sông Bung 4Sông Kôn 2... đã và đang được xây dựng góp phần cung cấp điện cho nhu cầu ngày càng tăng của cả nước.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ đường qua xứ Quảng Nam thời Lê trung hưng, theo Thiên Nam lộ đồ vẽ lại năm 1741(bản sao chép của Dumoutier). Bãi cát vàng (鐄葛𣺽) trên bản đồ tức là Hoàng Sa

Bản đồ tỉnh Quảng Nam của nhà Nguyễn Việt Nam in trong Đại Nam nhất thống chí

Thời nhà Trần[sửa | sửa mã nguồn]

Trước kia Quảng Nam là đất Chiêm Thành. Năm 1306 theo thỏa ước giữa vua Chiêm Thành là Chế Mân và vua Đại Việt là Trần Nhân Tông thì vua Chế Mân dâng hai châu Ô tức Thuận Châu (nam Quảng Trị, Huế) và châu Rí tức Hóa Châu (một phần Huế, bắc sông Thu Bồn) làm sính lễ cưới con gái vua Trần Nhân Tông là công chúa Huyền TrânNgười Việt dần định cư tại hai vùng đất mới; người Chiêm Thành lùi dần về vùng đất còn lại phía Nam của vương quốc.

Năm 1402nhà Hồ thay thế nhà Trần. Nhà Hồ chia Hóa Châu thành 4 châu nhỏ hơn là Thăng Châu, Hóa Châu, Tư Châu và Nghĩa Châu và đặt An Phủ Sứ cai trị.

Năm 1408, Trần Ngỗi khởi nghĩa ở Nghệ An, hai viên quan Đặng Tất ở Hóa Châu (Huế) và Nguyễn Cảnh Chân ở Thăng Hoa (Quảng Nam). Tháng Giêng âm lịch năm 1408, Trần Ngỗi đánh 4 vạn quân Trương Phụ ở Bô Cô (Nam Định). Các nông dân Phạm Tất Đại, Phạm Chấn, Trần Nguyệt Hồ, Lê Ngã kéo về theo quân Trần Ngỗi. Nhưng có người gièm pha với Trần Ngỗi rằng hai viên quan kia là con hoàng xà đã biến thành nên Trần Ngỗi giết chết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị đưa con Trần Ngạc là Trần Quý Khoáng tiếm quyền.

Thời Lê[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1471, sau khi chiếm vùng đất phía Nam Thuận Hóa cho đến đèo Cù Mông, vua Lê Thánh Tông lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 - Thừa Tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn (nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Danh xưng Quảng Nam xuất hiện từ đây.

Thời chúa Nguyễn[sửa | sửa mã nguồn]

Sang thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh, Quảng Nam thuộc quyền cai quản của chúa Nguyễn (từ năm 1570). Hội An được nhà chúa chọn là điểm giao thương duy nhất với thế giới khi đó nên nhiều thương gia nước ngoài hay gọi vùng đất này là "Quảng Nam Quốc". Biên niên sử thời Nguyễn đã chép về giai đoạn này như sau: "Chúa ở trấn hơn 10 năm, (chúa Tiên Nguyễn Hoàng) chính sự rộng rãi, quân lệnh nghiêm trang, nhân dân đều an cư lạc nghiệp, chợ không hai giá, không có trộm cướp. Thuyền buôn các nước đến nhiều. Trấn trở nên một đô hội lớn".

Đến giữa thế kỷ 17, việc triều chính xứ Đàng Trong suy đồi. Thuế thì nặng; quan lại thì lợi dụng địa vị, sinh sự làm khổ dân. Trước hoàn cảnh đó, khi phong trào Tây Sơn bùng nổ, dân Quảng Nam cũng nổi dậy. Mùa thu năm 1773 khi quân Tây Sơn kéo ra Quảng Nam, dân Quảng Nam đã phối hợp cùng nghĩa quân phục kích ở Bến Đá (Thạch Tân, Thăng Hoa, Quảng Nam) đánh bại quân của chúa Nguyễn do các tướng Nguyễn Cửu ThốngNguyễn Hữu Sách chỉ huy. Nhà Tây Sơn tuy vậy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi.

Thời nhà Nguyễn[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1806 vua Gia Long thống nhất đất nước. Về hành chính, vua chia đất nước thành 23 trấn và 4 doanh thuộc đất kinh kỳ gồm Trực Lệ-Quảng Đức, Quảng Bình, Quảng Trị và Quảng Nam doanh.

Năm 1831, vua Minh Mạng đổi trấn và doanh thành tỉnh. Quảng Nam chính thức trở thành tỉnh từ năm này. Tỉnh Quảng Nam được chia thành 2 phủ Thăng Bình (升平) (trước là Thăng Hoa (gồm các huyện Lễ Dương (醴陽) Tam Kỳ (三岐), Hà Đông (河東), Quế Sơn (桂山)) và Điện Bàn 奠磐 (với các huyện Hòa Vang (和榮), Duy Xuyên (濰川), Diên Phúc (延福) (sau đổi là Diên Phước), Đại Lộc (大祿)).

Thời Pháp thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1888, dưới triều vua Thành TháiĐà Nẵng bị tách khỏi Quảng Nam để trở thành đất nhượng địa của thực dân Pháp.

Thời Việt Nam Cộng hòa[sửa | sửa mã nguồn]

Dân số tỉnh Quảng Nam 1975[9]
Quận Dân số
Đại Lộc 49.693
Điện Bàn 164.761
Đức Dục 47.461
Duy Xuyên 84.206
Hiếu Đức 15.906
Hiếu Nhơn 82.442
Hòa Vang 91.450
Quế Sơn 73.629
Thường Đức 17.963
Tổng số 627.511

Sau Hiệp định Genève, tỉnh Quảng Nam thời Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1956 lại chia thành hai tỉnh mới lấy sông Rù Rì (tên gọi khác của sông Ly Ly) làm ranh giới là Quảng Nam ở phía Bắc gồm chín quận và Quảng Tín ở phía Nam gồm sáu quận.

Chín quận của Quảng Nam là:

Tỉnh lỵ đóng tại Hội An thuộc quận Hiếu Nhơn (Hội An).[10]

Tỉnh Quảng Tín, từ sông Ly Ly vào đến Dốc Sỏi (ranh giới giữa Quảng Nam và Quảng Ngãi), gồm 6 quận:

Dân số Quảng Tín lúc đó là 353.752 người; tỉnh lỵ đóng tại Tam Kỳ

Sau năm 1975[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng

Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định sáp nhập hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và Thành phố Đà Nẵng thành lập tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng với Đà Nẵng là tỉnh lị.

Sau khi thành lập tỉnh, có những thay đổi hành chính như sau: chuyển thị xã Đà Nẵng thành thành phố Đà Nẵng, hợp nhất thị xã Tam Kỳ và 2 huyện Bắc Tam Kỳ, Nam Tam Kỳ thành huyện Tam Kỳ.

Đến năm 1980, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng có thành phố Đà Nẵng (tỉnh lị), thị xã Hội An, 12 huyện: Đại LộcĐiện BànDuy XuyênGiằngHiênHòa VangPhước SơnQuế SơnTam KỳThăng BìnhTiên PhướcTrà My.

Ngày 4 tháng 2 năm 1982, thành lập huyện đảo Hoàng Sa.[11]

Ngày 3 tháng 12 năm 1983, chia huyện Tam Kỳ thành thị xã Tam Kỳ và huyện Núi Thành.[12]

Ngày 31 tháng 12 năm 1985, thành lập huyện Hiệp Đức trên cơ sở tách 2 xã thuộc huyện Thăng Bình, 4 xã thuộc huyện Quế Sơn và 2 xã thuộc huyện Phước Sơn.[13]

Đến năm 1991, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng gồm: thành phố Đà Nẵng (tỉnh lị), 2 thị xã: Tam KỳHội An và 14 huyện: Đại LộcĐiện BànDuy XuyênGiằngHiênHiệp ĐứcHòa VangHoàng SaNúi ThànhPhước SơnQuế SơnThăng BìnhTiên PhướcTrà My.

Tỉnh Quảng Nam

Năm 1997, tại kỳ họp thứ X của Quốc hội, tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng được chia thành hai đơn vị hành chính độc lập gồm Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Tỉnh Quảng Nam mới có 14 huyện gồm Đại LộcĐiện BànDuy XuyênGiằngHiênHiệp ĐứcNúi ThànhPhước SơnQuế SơnThăng BìnhTiên PhướcTrà My và 2 thị xã: Tam Kỳ (tỉnh lị), Hội An.

Ngày 16 tháng 8 năm 1999, huyện Giằng được đổi tên thành huyện Nam Giang.[14]

Ngày 20 tháng 6 năm 2003, chia huyện Trà My thành 2 huyện: Bắc Trà My và Nam Trà My; chia huyện Hiên thành 2 huyện: Đông Giang và Tây Giang.[15]

Ngày 5 tháng 1 năm 2005, chia thị xã Tam Kỳ thành thị xã Tam Kỳ và huyện Phú Ninh.[16]

Ngày 29 tháng 9 năm 2006, chuyển thị xã Tam Kỳ thành thành phố Tam Kỳ.[17]

Ngày 29 tháng 1 năm 2008, chuyển thị xã Hội An thành thành phố Hội An.[18]

Ngày 8 tháng 4 năm 2008, chia huyện Quế Sơn thành 2 huyện: Quế Sơn và Nông Sơn.[19]

Ngày 11 tháng 3 năm 2015, chuyển huyện Điện Bàn thành thị xã Điện Bàn.[20]

Tỉnh Quảng Nam có 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện như ngày nay.

Ngày 5 tháng 2 năm 2016, thành phố Tam Kỳ được công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Nam.[21]

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Lịch sử hành chính Quảng Nam

Theo kết quả điều tra năm 2019 dân số tỉnh Quảng Nam là 1.567.890 người, 31% dân số sống ở đô thị và 69% dân số sống ở nông thôn. Quảng Nam hiện có 18 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện, trong đó có với 241 đơn vị cấp xã (25 phường, 12 thị trấn, 203 xã).

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Nam
Tên Dân số (người)2019 Hành chính
Thành phố (2)
Tam Kỳ 175.240 9 phường, 4 xã
Hội An 164.040 9 phường, 4 xã
Thị xã (1)
Điện Bàn 243.400 7 phường, 13 xã
Huyện (15)
Bắc Trà My 45.170 1 thị trấn, 12 xã
Đại Lộc 186.060 1 thị trấn, 17 xã
Đông Giang 26.320 1 thị trấn, 10 xã
Duy Xuyên 145.430 1 thị trấn, 13 xã
Hiệp Đức 47.100 1 thị trấn, 10 xã
Tên Dân số (người)2009 Hành chính
Nam Giang 26.840 1 thị trấn, 11 xã
Nam Trà My 29.297 10 xã
Nông Sơn 44.360 6 xã
Núi Thành 168.050 1 thị trấn, 16 xã
Phú Ninh 95.920 1 thị trấn, 10 xã
Phước Sơn 25.570 1 thị trấn, 11 xã
Quế Sơn 114.650 2 thị trấn, 11 xã
Tây Giang 19.050 10 xã
Thăng Bình 202.300 1 thị trấn, 21 xã
Tiên Phước 89.900 1 thị trấn, 14 xã
 

Biển số xe[sửa | sửa mã nguồn]

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP

Bài chi tiết: Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP bình quân đầu người

Tỉnh Quảng Nam phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020. Năm 2018, Tỉnh có cơ cấu kinh tế: Công nghiệp và dịch vụ chiếm 88%, Nông-Lâm-Ngư Nghiệp 12%. Tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân giai đoạn 2010-2015 là 16,3% (Năm 2015 là 11,53%). Quảng nam có 13 khu công nghiệp, kinh tế mở (Khu kinh tế mở Chu Lai). Do đó Quảng Nam hiện nay đang thiếu rất nhiều lao động-một nghịch lý khi tỷ lệ sinh viên không có việc làm trên cả nước rất lớn, Tổng sản phẩm nội địa 2010 khoảng hơn 23.000 tỷ đồng tăng lên hơn 89.900 tỷ đồng năm 2018.Thu ngân sách nhà nước tăng cao, năm 2018 thu ngân sách ướt đạt xấp xỉ 20.000 tỷ đồng (đứng 10/63 tỉnh thành, đứng thứ 2 các tỉnh miền trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận chỉ sau Thanh Hoá và Tp. Đà Nẵng. Năm 2018 chứng kiến nền kinh tế phát triển mạnh mẽ chỉ trong 9 tháng đầu năm thu ngân sách ướt đạt 16.300 tỷ đồng bằng 103,5% dự toán năm 2018 Dự kiến 2018 thu ngân sách khoảng xấp xỉ 26.000 tỷ đồng. Tuy nhiên thu ngân sách chủ yếu dựa vào khu phức hợp sản xuất và lắp ráp ô tô Trường Hải. Xuất khẩu 2018 ướt đạt trên 700 triệu USD. Tỉnh có cảng Kỳ Hà, Sân bay quốc tế Chu Lai. Phấn đấu đến năm 2020 GDP bình quân đầu người từ 3.400-3.600 USD (75-80 triệu đồng). Năm 2018 tỉnh này đón gần 5,4 triệu lượt khách du lịch (xếp thứ 2 miền trung sau Tp. Đà Nẵng với gần 6,1 triệu lượt).

Năm 2019, tốc đôn tăng trưởng kinh tế đạt 3,81%. Cơ cấu kinh tế bao gồm:

  • Nông, lâm, thủy sản chiếm 12,6%.
  • Công nghiệp, xây dựng chiếm 33,9%.
  • Dịch vụ chiếm 34,6%.
  • Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 18,9%.
  • Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt 23.278 tỉ đồng (100,1%), trong đó thu nội địa đạt 18.990 tỉ đồng (102,5%)

Tài nguyên thiên nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

Tài nguyên đất[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng diện tích tự nhiên của Quảng Nam là 1.043.803ha được hình thành từ chín loại đất khác nhau gồm cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa sông, đất phù sa biển, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mòn trơ sỏi đá,... Nhóm đất phù sa ven sông là nhóm đất quan trọng nhất trong phát triển cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thuận lợi cho trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả dài ngày. Nhóm đất cát ven biển đang được khai thác cho mục đích nuôi trồng thủy sản.

Tài nguyên rừng[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Quảng Nam có 425.921 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 40,9%; trữ lượng gỗ của tỉnh khoảng 30 triệu m3. Diện tích rừng tự nhiên là 388.803 ha, rừng trồng là 37.118 ha. Rừng giàu ở Quảng Nam hiện có khoảng 10 nghìn ha, phân bố ở các đỉnh núi cao, diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh, có trữ lượng gỗ khoảng 69 m3/ha. Các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh nằm ở sông Thanh thuộc huyện Nam Giang.

Tháng Tư năm 2011 nhà chức trách tỉnh Quảng Nam cho thành lập Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sao La (tiếng Anh: Saola Nature Reserve), mở hành lang cho các sinh vật vùng núi giữa Lào và Việt Nam, nhất là loài sao la đang bị đe dọa.[22]

Tiềm năng thủy điện[sửa | sửa mã nguồn]

Quảng Nam có hệ thống sông suối dày đặc với tiềm năng thủy điện lớn. Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn với phần lớn lưu vực nằm trong địa giới tỉnh được đánh giá là có tiềm năng thủy điện lớn thứ tư cả nước đang được đầu tư khai thác.[23] Hiện nay tỉnh có các nhà máy thủy điện đã và đang xây dựng như NMTĐ A Vương (210 MW - Tây Giang), Sông Bung 2 (100 MW), Sông Bung 4 (220 MW), Sông Giằng (60 MW), Đak Mi 1(255 MW), Đak Mi 4(210 MW), Sông Kôn 2 (60 MW), Sông Tranh 2 (135 MW),... Đa phần các nhà máy thủy điện nằm trên lưu vực sông Vu Gia nơi có địa hình dốc và tiềm năng thủy điện lớn.

Việc xây dựng các công trình thủy điện thượng lưu Vu Gia - Thu Bồn ảnh hưởng lớn đến dòng chảy hạ lưu. Việc thủy điện Đăk Mi 4 chuyển nước từ Vu Gia sang Thu Bồn làm suy giảm đáng kể dòng chảy hạ lưu Vu Gia. Vào mùa kiệt từ tháng 2 đến tháng 8, vùng ven sông Vu Gia thường đối mặt với thiếu nước cho sinh hoạt và trồng trọt. dòng chảy bị suy giảm là nguyên nhân chính làm cho mặn xâm nhập sâu vào hạ lưu Vu Gia, Thu Bồn và Vĩnh Điện.

Sử dụng đất[sửa | sửa mã nguồn]

Theo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai vào ngày 01.01.2010, trong tổng diện tích tự nhiên 1.043.836 ha, diện tích đất nông nghiệp chiếm 798.790 ha, diện tích đất phi nông nghiệp là 87.765 ha và diện tích đất chưa sử dụng là 157.281 ha.

Văn hóa - Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Lễ hội[sửa | sửa mã nguồn]

  • Lễ hội Bà Thu Bồn là một lễ hội dân gian của cư dân ven sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam với mục đích cầu nguyện một năm mới đất trời thuận hòa, người dân ấm no hạnh phúc. Lễ hội được tổ chức hằng năm vào ngày 12 tháng 2 âm lịch.[24] Xen lẫn các tiết mục văn nghệ dân gian là tiếng hò reo cổ vũ của cư người xem hội hai bên bờ. Nghi thức quan trọng nhất là lễ tế Bà và lễ rước nước về đền. Đền thờ Bà Thu Bồn nằm trong một vùng đồng bằng ven sông thuộc huyện Duy Xuyên. Phần hội quan trọng nhất là hội đua thuyền Lệ Bà (Nam-Nữ), hội thả hoa đăng và đốt lửa thiêng trên những bãi bồi của dòng Thu Bồn.
  • Lễ hội Bà Chiêm Sơn là lễ hội của cư dân làm nghề nuôi tằm dệt vải của xã DUY TRINH, huyện Duy Xuyên. Lễ được tổ chức ngày 10-12 tháng Giêng âm lịch tại Dinh bà Chiêm Sơn. Lễ hội là dịp bày tỏ niềm tôn kính với người đã khai sinh ra nghề ươm tằm dệt lụa cho địa phương. Người tham gia lễ hội có cơ hội thưởng thức các món ăn đặc trưng của người Quảng Nam. Lễ hội còn là dịp để tham gia các trò chơi dân gian như đá gà, ném bóng vào rổ, hát bài chòi.
  • Carneval Hội An là lễ hội đường phố được tổ chức lần đầu tiên tại thành phố Hội An vào Giao thừa năm 2009 (dương lịch). Lễ hội mô phỏng theo các lễ hội Carneval đường phố vốn rất nổi tiếng tại các nước châu Âu và Mỹ Latin
  • Lễ hội Rước cộ Bà Chợ Được được tổ chức hằng năm vào ngày 11 tháng Giêng (âm lịch) tại xã Bình Triều, huyện Thăng Bình. Đây là một kiểu lễ hội tâm linh để tỏ lòng tôn kính với bà Nguyễn Thị Của. Theo tài liệu "Thần Nữ Linh Ứng Truyện", bà sinh năm 1799 tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Bà mất năm 1817, hưởng dương 18 tuổi. Theo cư dân địa phương, bà rất linh thiêng. Trong một lần ngao du đến làng Phước Ấm (nay là Chợ Được, xã Bình Triều), thấy cảnh sông nước hữu tình, bà chọn nơi này họp chợ để giúp cư dân có cuộc sống sung túc hơn. Bà hóa thân thành một thiếu nữ xinh đẹp chừng 18 tuổi làm nghề bán nước đổi trầu. Dần dần cư dân xung quanh tập trung buôn bán, Chợ Được được hình thành và phát triển. Để ghi nhớ công ơn bà, cư dân trong vùng lập đền thờ "Lăng Bà" và được triều đình phong tặng sắc phong "Thần Nữ Linh Ứng-Nguyễn Thị Đẳng Thần".
  • Lễ hội Nguyên Tiêu là lễ hội của Hoa Kiều tại Hội An. Lễ được tổ chức tại Hội Quán Triều Châu và Quảng Triệu vào ngày 16 tháng Giêng (âm lịch) hằng năm.
  • Lễ hội Đêm Rằm Phố Cổ được tổ chức vào ngày 14 âm lịch hằng tháng tại đô thị cổ Hội An. Tại thời điểm đó, cư dân trong thành phố sẽ tắt hết điện chiếu sáng, thay vào đó là ánh sáng rực rỡ từ đèn lồng. Thành phố sống trong không gian tĩnh mịch của quá khứ. Các phương tiện có động cơ không được tham gia lưu thông. Đường phố được dành cho người đi bộ thưởng lãm.

Làng nghề truyền thống[sửa | sửa mã nguồn]

  • Làng gốm Thanh Hà (Ngoại ô Hội An)
  • Làng mộc Kim Bồng
  • Làng đúc đồng Phước Kiều (xã Điện Phương, huyện Điện Bàn)
  • Làng dệt Mã Châu (Duy Xuyên)
  • Làng dâu tằm Đông Yên - Thi Lai (xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên)
  • Làng dệt chiếu cói Bàn Thạch (Xã Duy Vinh, Duy Xuyên)
  • Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, Hội An)
  • Làng trống Lam Yên (xã Đại Minh, huyện Đại Lộc)
  • Làng nghề làm bún (Tân Thạnh, Tp.Tam Kỳ)
  • Làng nghề Truyền thống nước mắm Cửa Khe

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách sở giáo dục, các trường đại học và cao đẳng[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách các Trường THPT chuyên[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách các Trường THPT[sửa | sửa mã nguồn]

  • THPT Trần Cao Vân - Tam Kỳ
  • THPT Lê Quý Đôn - Tam Kỳ
  • THPT Phan Bội Châu - Tam Kỳ
  • THPT Hà Huy Tập - Tam Kỳ
  • THPT Trần Quý Cáp - Hội An
  • THPT Sào Nam - Duy Xuyên
  • THPT Lê Hồng Phong - Duy Xuyên
  • THPT Nguyễn Duy Hiệu - Điện Bàn
  • THPT Núi Thành - Núi Thành
  • THPT Nguyễn Huệ - Núi Thành
  • THPT Cao Bá Quát - Núi Thành
  • THPT NGUYỄN DỤC- PHÚ NINH
  • THPT Trần Văn Dư - Phú Ninh

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Quảng Nam có hệ thống giao thông khá phát triển với nhiều loại hình như đường bộ, đường sắt, đường sông, sân bay và cảng biển. Quảng Nam có tuyến Quốc lộ 1A đi qua.

Đường bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống đường quốc lộ và tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh được xây dựng theo hướng Bắc - Nam và Đông - Tây. Quốc lộ 1A đi qua địa phận các huyện, thành phố: Núi ThànhTam KỳPhú NinhThăng BìnhQuế SơnDuy Xuyên và Điện BànQuốc lộ 14 đi qua địa phận các huyện: Phước SơnNam GiangĐông Giang và Tây Giang. Quốc lộ 14B đi qua địa phận các huyện Đại Lộc và Nam Giang. Quốc lộ 14E đi qua địa phận các huyện: Thăng Bình, Hiệp Đức và Phước Sơn. Ngoài ra tỉnh còn có 1 hệ thống đường bộ gồm các tỉnh lộ như 604, 607, 609, 610, 611, 614, 615, 616, 617, 618 (mới và cũ), 620 và nhiều hương lộ, xã lộ....

  • Quốc lộ 1A: Điểm đầu tại km 942 là ranh giới giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Điểm cuối tại km 1027 là ranh giới giữa tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi.

Tổng chiều dài 85 km, tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng với bề rộng nền đường 12 m, mặt đường 11 m kết cấu mặt bê tông nhựa.

Tổng chiều dài toàn tuyến 190 km tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi với bề rộng nền đường 7,5 m, mặt đường 5,5 m kết cấu bê tông nhựa. Đoạn qua thị trấn, thị tứ có mặt cắt 22,5 m.

  • Quốc lộ 14B: Điểm đầu tại km 32 là ranh giới giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam thuộc địa phận 2 huyện Hòa Vang và huyện Đại Lộc. Điểm cuối tại km 74 điểm giao với đường Hồ Chí Minh thuộc huyện Nam Giang.

Tổng chiều dài toàn tuyến 42 km tiêu chuẩn cấp IV với bề rộng nền đường 9 m, mặt đường 8 m kết cấu mặt bê tông nhựa.

  • Quốc lộ 14D: Điểm đầu lý trình km 0 tại Bến Giằng nối với đường Hồ Chí Minh, điểm cuối lý trình km 74,4 tại cửa khẩu Đắc ốc (huyện Nam Giang) ranh giới giữa tỉnh Quảng Nam - Việt Nam với tỉnh Xê Kông - Lào.

Tổng chiều dài toàn tuyến 74,4 km tiêu chuẩn đường cấp V với bề rộng nền đường 6,5 m, mặt đường 3,5 m kết cấu mặt đá dăm láng nhựa.

Tổng chiều dài toàn tuyến 78,4 km, đoạn km 0 - km 23 tiêu chuẩn đường cấp V nền đường 6,5 m, mặt 3,5 m kết cấu bê tông nhựa; đoạn km 23 - km 78,4 tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng nền 9 m, mặt 6 m kết cấu bê tông nhựa.

Đường sắt[sửa | sửa mã nguồn]

Trục đường sắt Việt Nam đi qua tỉnh Quảng Nam

STT Tên Ga Địa bàn ga đi qua
1 Nông Sơn thôn La Hòa, xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, Quảng Nam
2 Trà Kiệu xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
3 Phú Cang thôn Quý Phước, xã Bình Quý, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
4 An Mỹ xã Tam An, huyện Phú Ninh, Quảng Nam
5 Tam Kỳ đường Nguyễn Hoàng, phường An Xuân, thành phố Tam Kỳ,Quảng Nam
6 Diêm Phổ thôn Diêm Phổ, xã Tam Anh, huyện Núi Thành, Quảng Nam
7 Núi Thành thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, Quảng Nam

Đường hàng không[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1965, người Mỹ xây dựng sân bay Chu Lai, nhằm mục đích phục vụ các hoạt động quân sự ở miền Trung và Tây Nguyên. 40 năm sau, ngày 02 tháng 3 năm 2005, sân bay Chu Lai đón chuyến bay thương mại đầu tiên từ thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu một sự kiện lịch sử của tỉnh. Năm 2010, Vietnam Airlines có tuyến bay Chu Lai - Hà Nội. Việc sân bay Chu Lai vào hoạt động thương mại sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển không chỉ của Quảng Nam (với khu công nghiệp Chu Lai) mà còn của tỉnh Quảng Ngãi (với khu công nghiệp Dung Quất). Xa hơn nữa, sân bay Chu Lai sẽ được phát triển thành sân bay quốc tế phục vụ cho việc trung chuyển hành khách và hàng hóa trong khu vực. Ngoài ra, việc đưa sân bay Chu Lai vào hoạt động sẽ giúp cho du khách đến với hai di sản văn hóa thế giới Hội An và Mỹ Sơn dễ dàng hơn.

Đường sông[sửa | sửa mã nguồn]

Quảng Nam có 941 km sông ngòi tự nhiên, đang quản lý và khai thác 307 km sông (chiếm 32,62%), gồm 11 sông chính. Hệ thống sông hoạt động chính gồm 2 hệ thống: sông Thu Bồn và sông Trường Giang, hai hệ thống sông này đều đổ ra biển Đông theo 3 cửa sông: sông Hàn, Cửa Đại và Kỳ Hà

- Sông Trung ương quản lý: dài 132 km, gồm: Đoạn 1 sông Thu Bồnsông Trường Giang.

- Toàn bộ đường sông đang khai thác vận tải thuỷ của tỉnh Quảng Nam dài 207 km, gồm 11 tuyến: Sông Thu Bồnsông Trường Giangsông Vu Giasông Yênsông Vĩnh Điệnsông Hội Ansông Cổ Còsông Duy Vinhsông Bà Rénsông Tam Kỳ và sông An Tân.

Sông Thu Bồn: dài 95 km gồm Đoạn:Đoạn 1 dài 65 km, điểm đầu là Nông Sơn, điểm cuối là Cửa Đại, do Trung ương quản lý. Đoạn 2: dài 30 km, điểm đầu là ngã ba sông Tranh, điểm cuối là Nông Sơn, do địa phương quản lý.

Sông Trường Giang: Dài 67 km, điểm đầu là ngã ba An Lạc và điểm cuối là Kỳ Hà, do Trung ương quản lý. Trong đó có 16 km thuộc sông cấp V, 51 km là sông cấp VI. Tuyến sông chạy dọc theo bờ biển phía Đông tỉnh Quảng Nam, nối liền với thị xã Hội An, Tam Kỳ và các huyện Duy XuyênThăng BìnhNúi Thành. Là tuyến sông có luồng lạch không ổn định do lòng sông bị bồi cạn, nguyên nhân do việc hình thành đập Cổ Linh làm ảnh hưởng đến chế độ thuỷ triều từ Cửa Đại tới cửa Kỳ Hà. Hiện tại trên tuyến có nhiều chướng ngại vật và nhiều bãi cạn do các công trình vượt sông như cầu, đập thuỷ lợi, đường điện... không đảm bảo các thông số kỹ thuật.

Sông Vu Gia: Dài 52 km, điểm đầu là ngã ba Quảng Huế, điểm cuối là bến Giằng, do địa phương quản lý. Là hợp lưu của sông Thu Bồn đạt tiêu chuẩn sông cấp VI, tuyến sông này chạy trên địa bàn huyện Nam Giang và huyện Đại Lộc. Đây là tuyến sông có vai trò quan trọng trong vận tải hàng hoá và hành khách đường sông của tỉnh Quảng Nam. Trên tuyến sông, vào mùa nước trung thì tàu thuyền có thể khai thác thuận lợi, sang mùa cạn chỉ khai thác được đến ngã ba Thượng Đức với chiều dài 23 km. Tuyến sông Vu Gia được chia thành 4 đoạn:

Sông Yên: Dài 12 km, có điểm đầu là ngã ba Quảng Huế và điểm cuối là ranh giới thành phố Đà Nẵng, do địa phương quản lý. Tuyến sông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có dòng sông hẹp, nhiều đoạn cạn và có đập Pa Ra An Trạch chắn ngang. Đoạn từ ngã ba sông Yên đến Đại Hiệp đạt tiêu chuẩn VI.

Sông Vĩnh Điện: Dài 12 km, điểm đầu tại km 43 + 500 sông Thu Bồn và điểm cuối là cầu Tứ Câu, do địa phương quản lý. Là sông cấp V, chảy qua 5 xã và 1 thị trấn thuộc huyện Điện Bàn. Đoạn sông này hẹp, có dòng chảy ổn định, thuận lợi cho việc khai thác vận tải thủy. Sông Vĩnh Điện nối giữa sông Thu Bồn và sông Hàn tạo thành tuyến vận tải thủy giữa thị xã Hội AnVĩnh Điện và Đà Nẵng.

Sông Hội An (sông Hoài): Dài 11 km, điểm đầu là ngã ba sông Thu Bồn tại km 54 + 400 và điểm cuối là km 63 + 00 sông Thu Bồn, do địa phương quản lý. Nằm trên địa phận thị xã Hội An, lòng sông có độ sâu ổn định thuận tiện cho các loại phương tiện hoạt động. Đạt tiêu chuẩn kỹ thuật sông cấp III.

Sông Cổ Cò (sông Đế Võng): Dài 27,5 km có điểm đầu tại cửa Đại và điểm cuối nối vào sông Hàn thành phố Đà Nẵng do địa phương quản lý, tuyến chạy dọc bờ biển phía Bắc của tỉnh Quảng Nam bắt đầu từ ngã ba sông Hàn đến cửa Đại, được phân làm hai nhánh.

Sông Duy Vinh: Dài 12 km, điểm đầu tại km 50 + 800 sông Thu Bồn và điểm cuối là km 5 + 700 sông Trường Giang, do địa phương quản lý. Là sông cấp V chiều rộng bình quân 100 m, độ sâu 1 - 1,5 m. Về mùa kiệt độ sâu chạy tàu chỉ đạt 1 m. Trên tuyến có 2 bãi cạn và 2 cầu, đặc biệt cầu máng Duy Vinh có tĩnh không thông thuyền thấp hơn 2 m.

Sông Bà Rén: Dài 32 km, điểm đầu tại km 5 + 700 sông Trường Giang và điểm cuối là ngã ba Vạn Lý (phân lưu của sông Thu Bồn)..

Sông Tam Kỳ: Dài 16 km, điểm đầu tại km 58 + 200 sông Trường Giang và điểm cuối là đập phía trên cầu đường sắt Tam Kỳ, do địa phương quản lý, tuyến sông đạt cấp VI, bắt đầu từ hồ Phú Ninh đổ về sông Trường Giang (xã Tam Tiến - huyện Núi Thành).

Sông An Tân: Dài 7,5 km, điểm đầu tại ngã ba sông Trường Giang và điểm cuối là cầu Tam Mỹ, đây là tuyến sông đang khai thác ở dạng tự nhiên với chiều dài 7,0 km (từ ngã ba Trường Giang đến cầu đường sắt An Tân), dòng sông chảy uốn khúc, có nhiều chi lưu tạo thành những bãi cạn, độ sâu trung bình của sông -0,8 đến -1,0m.

Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]

Di tích lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Các địa điểm thắng cảnh và du lịch[sửa | sửa mã nguồn]

  • Biển Rạng, Núi Thành
  • Biển Hà My, Điện Bàn
  • Hố Giang Thơm, Núi Thành
  • Khe Lim, Đại Lộc

Môi trường[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Môi trường Quảng Nam

Nạn lũ[sửa | sửa mã nguồn]

1999[sửa | sửa mã nguồn]

2016[sửa | sửa mã nguồn]

Hai đợt mưa lũ (kéo dài từ ngày 28-11 đến 17-12) đưa tới cái chết của 7 người, làm 33 người bị thương. Về nông nghiệp có 3.696 ha hoa màu, 823 ha lúa bị thiệt hại. Có gần 7.000 con gia súc, gia cầm bị chết trong lũ. Về giao thông các tuyến quốc lộ bị sạt lở với tổng khối lượng sạt lở, bồi lấp khoảng 180.000m3. Ước thiệt hại khoảng 473 tỉ đồng.[26]

2017[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc sản ẩm thực[sửa | sửa mã nguồn]

Các món ăn đặc sắc:

  • Cơm gà Tam Kỳ
  • Mì Quảng
  • Cao lầu Hội An
  • Xí Mà Hội An
  • Bánh đậu xanh mặn
  • Trà lài Tam Kỳ
  • Bê thui Cầu Mống
  • Chuối chát ngâm chua
  • Bánh tráng Gia Cốc
  • Bánh tráng Việt An
  • Khoai lang Trà Đóa
  • Bánh đập Cẩm Nam
  • Bánh in
  • Bánh tổ
  • Tôm/Tam hữu Trà Quế
  • Thịt heo luộc - bánh tráng Đại Lộc
  • Chè bắp Hội An
  • Gà tre Đèo Le
  • Phở sắn Quế Sơn
  • Quế Trà My
  • Mía Điện Bàn
  • Thuốc lá Điện Bàn

Người Quảng Nam có danh tiếng[sửa | sửa mã nguồn]

;