Phào chỉ nhựa giá rẻ Phú Minh Khôi tại Đắk Nông

Phào chỉ nhựa giá rẻ Phú Minh Khôi tại Đắk Nông

Cam kết 3 “KHÔNG” của Phú Minh Khôi khi cung cấp dịch vụ cug cấp phào chỉ nhựa

Dịch vụ cug cấp phào chỉ nhựa do Công ty Phú Minh Khôi cung cấp luôn tự tin đưa ra những cam kết uy tín nhất. Điều này giúp quý khách hàng có thể tin tưởng tuyệt đối khi trải nghiệm dịch vụ tại công ty.

 

  • KHÔNG  dùng sai vật liệu: Quá trình thi công phào chỉ nhựa, công ty luôn dùng đúng chất lượng vật liệu khách hàng lựa chọn. Tất cả đều được thể hiện rõ trong hồ sơ dự toán chi tiết của từng hạng mục công trình mà công ty thực hiện.
  • KHÔNG bán thầu: Khi đã nhận sự ủy thác của khách hàng, dịch vụ sẽ trực tiếp đưa nhân viên công ty thực hiện. Chúng tôi cam kết không bán thầu cho bên thứ 3. Vì vậy, khách hàng có thể yên tâm hợp tác mà không phải lo lắng việc chịu trách nghiệm chất lượng công trình thuộc về ai.
  • KHÔNG phát sinh phụ phí: Bảng giá được báo chi tiết, công khai ngay từ đầu. Quá trình thi công sẽ không phát sinh phụ phí nên khách hàng có thể yên tâm tuyệt đối.

Khách hàng hãy liên hệ ngay đến số hotline: 0906.976.838 -0934.764.868. Công ty Phú Minh Khôi rất hân hạnh chào đón quý khách hàng đến và trải nghiệm dịch vụ cung cấp phào chỉ nhựa uy tín. Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng sự phục vụ chuyên nghiệp, hiệu quả tiết kiệm và chất lượng tốt nhất trong từng công trình.


Đắk Nông là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, miền Trung, Việt Nam.

Năm 2018, Đắk Nông là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 56 về số dân, xếp thứ 53 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)xếp thứ 34 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 43 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 645.400 người dân[2], số liệu kinh tế - xã hội thống kê GRDP đạt 29.227 tỉ Đồng (tương ứng với 1,2681 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 45,24 triệu đồng (tương ứng với 1.865 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,32%.[3]

Tỉnh Đắk Nông được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 2004, theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lắk thành 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.[4]

Mục lục

Vị trí địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía tây nam của Tây Nguyên, nằm trong vùng tọa độ từ 11°45 đến 12°50 vĩ độ bắc và từ 107°12 đến 108°07 kinh độ đông[5]. Trung tâm tỉnh Đắk Nông là thành phố Gia Nghĩa nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột với chiều dài 125 km theo đường quốc lộ 14, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía nam.

Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Đắk Lắk

Phía đông và đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng

Phía nam giáp tỉnh Bình Phước[6]

Phía tây giáp tỉnh Mondulkiri của Campuchia với đường biên giới dài khoảng 141 km.[7]

Qua hai cửa khẩu là cửa khẩu Đăk Per thuộc huyện Đắk Mil và Bup'rang thuộc địa phận Tuy Đức[5].

Điều kiện tự nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

Cao nguyên Mơ Nông

Đắk Nông nằm trọn trên cao nguyên M’Nông, với độ cao trung bình từ 600 mét đến 700 mét so với mặt nước biển, cao nhất là ở Tà Đùng với độ cao lên đến 1.982 mét. Nhìn chung địa hình Đăk Nông chạy dài và thấp dần từ đông sang tây. Địa hình đa dạng, phong phú và bị chia cắt mạnh, có sự xen kẽ giữa các núi cao, với các cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, lư­ợn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ các dải đồng bằng thấp trũng[8].

Khí hậu Đăk Nông chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và Đông nam bộ, chính vì vậy chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa tây nam khô nóng. Khí hậu phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình năm 2.513 mm. Mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Nhiệt độ trung bình năm 22-23 0C, nhiệt độ cao nhất 35 0C, thấp nhất 14 0C. Với điều kiện thời tiết này rất phù hợp với phát triển các cây trồng nhiệt đới lâu năm. Tuy nhiên khí hậu ở Đắc Nông cũng có những mặt bắt lợi là sự mất cân đối về lượng mưa trong năm và sự biến động lớn về biên độ nhiệt ngày đêm và theo mùa, nên yếu tố quyết định đến sản xuất và sinh hoạt là việc cấp nước, giữ nước và việc bố trí mùa vụ cây trồng[8].

Đắk Nông có mạng lưới sông suối, hồ, đập phân bố tương đối đều khắp, thuận lợi để khai thác nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng các công trình thủy điện. Đất đai Đăk Nông khá phong phú và đa dạng, được chia thành 5 nhóm đất chính gồm Nhóm đất xám, đất đỏ bazan, còn lại là đất đen bồi tụ. Đất nông nghiệp chiếm 47% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất trồng cây công nghiệp lâu năm chiếm phần lớn diện tích[8].

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Dân cư trên cao nguyên Mơ Nông

Thời Pháp thuộc năm 1893, người Pháp toàn quyền cai trị vùng cao nguyên Trung phần, trong đó có khu vực nay là tỉnh Đăk Nông. Hệ thống hành chính thực dân tập trung ở Đăk Mil và Đăk Song. Trong thời gian từ năm 1912 đến năm 1936, tại khu vực cao nguyên M'Nông đã diễn ra cuộc khởi nghĩa lớn và quy mô kéo dài chống lại thực dân Pháp do thủ lĩnh người dân tộc M'Nông là N'trang Lơng lãnh đạo. Năm 1940, bên cạnh nhà tù Buôn Ma Thuột, Pháp cho xây dựng Ngục Đăk Mil (nay thuộc huyện Đăk Mil).

Khu vực này năm 1946 thuộc Xứ Thượng Nam Đông Dương rồi đến năm 1950 thì gom vào Hoàng triều Cương thổ trước khi đơn vị này bị xóa bỏ năm 1955 dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa. Từ năm 1959, khu vực Nâm Nung trở thành khu căn cứ của lực lượng quân cách mạng.

Tháng 1 năm 1959, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập tỉnh Quảng Đức trên cơ sở tách gần như toàn bộ quận Đăk Song (trừ tổng Đăk Lao ở phía bắc) và một phần quận Lăk từ tỉnh Darlac (Đắk Lắk), cùng với một phần nhỏ tỉnh Phước Long và tỉnh Lâm Đồng. Tỉnh lị đặt tại Gia Nghĩa. Địa giới hành chính tỉnh Quảng Đức, về cơ bản giống như địa giới tỉnh Đắk Nông ngày nay (trừ huyện Cư Jút hiện nay khi đó thuộc quận Ban Mê Thuột của tỉnh Darlac), được chia làm 3 quận: Đức Lập, Kiến Đức, Khiêm Đức và khu hành chính Đức Xuyên. Tháng 12 năm 1960, Chính quyền Cách mạng cũng đã quyết định thành lập tỉnh Quảng Đức, giữa năm 1961, tỉnh Quảng Đức do khu VI trực tiếp chỉ đạo. Đầu năm 1962, Chính quyền Cách mạng quyết định giải thể tỉnh Quảng Đức, chuyển Đức Lập, Đức Xuyên nhập về tỉnh Đắk Lắk, Kiến Đức nhập về tỉnh Phước Long, Khiêm Đức nhập về tỉnh Lâm Đồng.

Sau ngày hai miền thống nhất, tháng 5 tháng 1975, tỉnh Quảng Đức được tái lập lại. Tháng 11 năm 1975, tỉnh Quảng Đức sáp nhập vào tỉnh Đắk Lắk. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2004, tỉnh Đắk Nông được tái lập theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đăk Lăk. Khi tách ra, tỉnh Đắk Nông có 6 đơn vị hành chính gồm 6 huyện: Cư JútĐắk MilĐắk NôngĐắk R'lấpĐắk SongKrông Nô. Tỉnh lị đặt tại thị trấn Gia Nghĩa, huyện Đắk Nông.

Ngày 27 tháng 6 năm 2005, chia huyện Đắk Nông thành thị xã Gia Nghĩa (thị xã tỉnh lị tỉnh Đắk Nông) và huyện Đắk Glong.[9]

Ngày 22 tháng 11 năm 2006, chia huyện Đắk R'lấp thành 2 huyện: Đắk R'lấp và Tuy Đức.[10]

Ngày 1 tháng 1 năm 2020, chuyển thị xã Gia Nghĩa thành thành phố Gia Nghĩa.[11]

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Lịch sử hành chính Đắk Nông

Tỉnh Đắk Nông có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 7 huyện với 71 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 6 phường, 5 thị trấn và 60 xã.[12]

 
Ðơn vị hành chính Thành phố
Gia Nghĩa
Huyện
Cư Jút
Huyện
Đắk Glong
Huyện
Đắk Mil
Huyện
Đắk R'lấp
Huyện
Đắk Song
Huyện
Krông Nô
Huyện
Tuy Đức
Diện tích (km²) 284,11 72,070 1.447,76 681,58 635,56 806,46 813,74 1.119,25
Dân số 2019 (người) 63.046 92.464 67.782 100.702 84.283 80.726 75.435 61.384
Mật độ 221,91 128,30 46,82 147,75 132,59 100,10 92,70 54,84
Số đơn vị hành chính 6 phường, 2 xã 1 thị trấn, 7 xã 7 xã 1 thị trấn, 9 xã 1 thị trấn, 10 xã 1 thị trấn, 8 xã 1 thị trấn, 11 xã 6 xã
Năm thành lập 2019 1990 1975 1975 1986 2001 1987 2006

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Gia Nghĩa giai đoạn
thi công nâng cấp

Bài chi tiết: Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP

Bài chi tiết: Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP bình quân đầu người

Năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP của Đắk Nông đạt 12,13%, trong đó khu vực công nghiệp xây dựng tăng 22,09%, nông lâm thủy sản tăng 5,95%, dịch vụ tăng 14,42%. Về Cơ cấu kinh tế năm 2011, công nghiệp xây dựng chiếm 26,66%, nông lâm thủy sản 50,21% và dịch vụ 23,13%. GDP theo giá hiện hành đạt 10.048 tỷ, tăng 1.619,5 tỷ so với năm 2010. Trong đó GDP ngành nông nghiệp 5.045 tỷ đồng, chiếm 50,2% so với giá trị tổng sản phẩm toàn tỉnh. "GDP" bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 18,96 triệu đồng (kế hoạch 16,95 triệu đồng).[13]

Nhìn chung, công tác chỉ đạo trong một số lĩnh vực sản xuất đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản được giao. Trong đó, Tổng sản lượng lương thực đạt 317,5 ngàn tấn, bằng 99,97% kế hoạch. Sản lượng cà phê nhân 140.069 tấn, 75% hộ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch. Giá trị sản xuất trên 01 ha canh tác đạt 39,02 triệu, tăng 2,03 triệu so với năm 2010[13].

Lịch sử phát triển
dân số
Năm   Dân số
2004   403.400
2005   423.600
2006   440.900
2007   457.300
2008   474.400
2009   491.000
2010   505.200
2011   516.300
2019   622.168
Nguồn:[14]

Dân cư[sửa | sửa mã nguồn]

Dân số tính đến ngày 1/4/2019 của toàn tỉnh đạt 645.401, trong đó dân số thành thị: 97.040 người, chiếm 15,04%; dân số nông thôn: 548.361 người, chiếm 84,96%; dân số nam: 330.108 người, chiếm 51,15%; dân số nữ: 315.293 người, chiếm 48,85%. Tổng tỷ suất sinh năm 2018 đạt 1,82 con/phụ nữ, tiếp tục duy trì ở mức sinh thay thế. Tỷ lệ tăng tự nhiên là 14,85‰; tỷ suất sinh thô là 21,01‰; tỷ suất chết thô là 6,16‰. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là 24,7‰. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi là 37,6‰. Tuổi thọ trung bình của dân số toàn tỉnh năm 2018 là 69,92 năm, trong đó nam là 67,11 năm và nữ là 72,9 năm (Niên thống kê 2018).

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 12 tôn giáo khác nhau đạt 281.643 người, nhiều nhất là Công giáo có 176.790 người, tiếp theo là đạo Tin Lành có 83.700 người, Phật giáo có 20.600 người, đạo Cao Đài có 341 người. Còn lại các tôn giáo khác như Phật giáo Hòa Hảo có 97 người, Minh Lý đạo có 70 người, Hồi giáo có 18 người, Tứ Ân Hiếu Nghĩa có chín người, Baha'i giáo có bảy người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có sáu người, Bà La Môn có bốn người và 1 người theo Minh Sư đạo.[15]

Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Đắk Nông có 40 dân tộc. Trong đó, đông nhất là người kinh với 332.431 người, xếp thứ 2 là người Mnông với 39.964 người, vị trí thứ 3 là người Nùng với 27.333 người, người Mông ở vị trí thứ 4 với 21.952 người, cùng với các dân tộc khác như người Tày với 20.475 người, người Dao có 13.932 người, người Thái có 10.311 người, người Mạ có 6.456 người, Ê Đê có 5.271 người, người Hoa có 4.686 người, người Mường có 4.070 người[15]...cùng một số dân tộc ít người khác.

Dân số Tỉnh Đắk Nông qua các năm 2010 - 2018

Năm

Thành thị

Nông thôn

Tổng

2010

76.329

434.241

510.570

2014

87.748

477.781

565.529

2015

89.838

494.074

583.912

2016

92.794

516.801

609.595

2017

95.281

532.786

628.067

 
2018 97.040 548.361 645.401  
Nguồn: Cục thống kê Tỉnh Đắk Nông

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Có quốc lộ 14quốc lộ 14Cquốc lộ 28 đi qua.

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Nét đặc sắc của Đắk Nông có lẽ vẫn phần nào là rất nhiều của Đắk Lắk do một thời gian dài tỉnh này là một khu vực của Đắk Lắk.

Vùng đất này có nền văn hóa cổ truyền khá đa dạng của nhiều dân tộc đậm nét truyền thống và bản sắc riêng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều pho sử thi truyền miệng rất độc đáo như sử thi Đam San dài hàng ngàn câu. Các luật tục cổ, kiến trúc nhà sàn, nhà rông và tượng nhà mồ còn chứa bao điều bí ẩn đầy hấp dẫn.

Các loại nhạc cụ dân tộc từ lâu đời đã trở nên nổi tiếng và là niềm tự hào của cả vùng Tây Nguyên, của văn hóa dân gian Việt Nam: bộ đàn đá của người M'Nông (huyện Lăk - Đăk Lăk), bộ chiêng đá được phát hiện tại Đắk R'lấp có niên đại hàng ngàn năm về trước, đàn T'rưng, đàn K'lông pút, đàn nước, kèn, sáo... Nếu đúng dịp, du khách sẽ được tham dự những lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân gian. Trong lễ hội, cả buôn làng cầm tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo nhịp của cồng, chiêng.

Y tế & Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Đăk Nông có 240 trường học ở cấp phổ, trong đó có Trung học phổ thông (cấp 3) có 22 trường, Trung học cơ sở (cấp 2) có 82 trường, Tiểu học có 136 trường, bên cạnh đó còn có 89 trường mẫu giáo[16]. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Đăk Nông cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh[16]. Ngoài ra tỉnh có 1 trường chuyên đó là Trường THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh: Số 08 Lê Duẩn, Thành phố Gia Nghĩa.

Y tế[sửa | sửa mã nguồn]

Theo thống kê về y tế năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Nông có 79 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 8 trạm xá, 71 trạm y tế phường xã, với 1029 giường bệnh và 258 bác sĩ, 596 y sĩ, 859 y tá và khoảng 483 nữ hộ sinh[17].

Đắk Nông có bệnh viện tuyến tỉnh là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông, nhưng cơ sở vật chất và kỹ thuật tại bệnh viện còn nhiều mặt hạn chế, thiếu các máy móc thiết bị hỗ trợ nên tình trạng bệnh nhân phải chuyển tuyến đến các bệnh viện tuyến trên như: Bệnh viện Chợ Rẫy (Hồ Chí Minh), Bệnh viện Đà Nẵng (Đà Nẵng), Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (tỉnh Đắk Lắk) còn cao. Ngành Y tế của tỉnh đang tập trung về nhân lực, tìm hiểu các kỹ thuật hiện đại, tham gia các khóa đào tạo từ các bệnh viện tuyến trên để hạn chế được tình trạng trên.

;