Phào chỉ nhựa giá rẻ Phú Minh Khôi tại Hưng Yên

Phào chỉ nhựa giá rẻ Phú Minh Khôi tại Hưng Yên

Cam kết 3 “KHÔNG” của Phú Minh Khôi khi cung cấp dịch vụ cug cấp phào chỉ nhựa

Dịch vụ cug cấp phào chỉ nhựa do Công ty Phú Minh Khôi cung cấp luôn tự tin đưa ra những cam kết uy tín nhất. Điều này giúp quý khách hàng có thể tin tưởng tuyệt đối khi trải nghiệm dịch vụ tại công ty.

 

  • KHÔNG  dùng sai vật liệu: Quá trình thi công phào chỉ nhựa, công ty luôn dùng đúng chất lượng vật liệu khách hàng lựa chọn. Tất cả đều được thể hiện rõ trong hồ sơ dự toán chi tiết của từng hạng mục công trình mà công ty thực hiện.
  • KHÔNG bán thầu: Khi đã nhận sự ủy thác của khách hàng, dịch vụ sẽ trực tiếp đưa nhân viên công ty thực hiện. Chúng tôi cam kết không bán thầu cho bên thứ 3. Vì vậy, khách hàng có thể yên tâm hợp tác mà không phải lo lắng việc chịu trách nghiệm chất lượng công trình thuộc về ai.
  • KHÔNG phát sinh phụ phí: Bảng giá được báo chi tiết, công khai ngay từ đầu. Quá trình thi công sẽ không phát sinh phụ phí nên khách hàng có thể yên tâm tuyệt đối.

Khách hàng hãy liên hệ ngay đến số hotline: 0906.976.838 -0934.764.868. Công ty Phú Minh Khôi rất hân hạnh chào đón quý khách hàng đến và trải nghiệm dịch vụ cung cấp phào chỉ nhựa uy tín. Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng sự phục vụ chuyên nghiệp, hiệu quả tiết kiệm và chất lượng tốt nhất trong từng công trình.


Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông HồngViệt Nam. Trong quy hoạch xây dựng phát triển đô thị Việt Nam, tỉnh Hưng Yên thuộc vùng thủ đô Hà Nội.

Năm 2019, Hưng Yên là đơn vị hành chính Việt Nam có dân số 1.252.731 người (xếp thứ 28 về dân số)[3], mật độ trung bình 1.357 người/km2 (xếp thứ 4 cả nước), GRDP đạt 104.000 tỉ đồng (tương ứng với 4,080 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 74,57 triệu đồng tương ứng với 3.208 USD (xếp thứ 13 cả nước và thứ 7 khu vực Bắc Bộ), thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 50 triệu đồng/năm (xếp thứ 11 cả nước và thứ 4 khu vực đồng bằng sông Hồng), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 6,45%.[4].

Mục lục

Vị trí địa lý, giới hạn[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên cách thủ đô Hà Nội 54 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam.

Các điểm cực của tỉnh Hưng Yên:

Địa giới hành chính tỉnh Hưng Yên:

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Hưng Yên được phân chia thành 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 161 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 139 xã, 14 phường và 8 thị trấn.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Hưng Yên
Tên Dân số (người)2019 Hành chính
Thành phố (1)
Hưng Yên 116.356 7 phường, 10 xã
Thị xã (1)
Mỹ Hào 112.793 7 phường, 6 xã
Huyện (8)
Ân Thi 134.403 1 thị trấn, 20 xã
Khoái Châu 188.802 1 thị trấn, 24 xã
Tên Dân số (người)2009 Hành chính
Kim Động 117.734 1 thị trấn, 16 xã
Phù Cừ 89.954 1 thị trấn, 13 xã
Tiên Lữ 93.118 1 thị trấn, 14 xã
Văn Giang 120.799 1 thị trấn, 10 xã
Văn Lâm 133.027 1 thị trấn, 10 xã
Yên Mỹ 156.333 1 thị trấn, 16 xã
 

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Bài chi tiết: Lịch sử hành chính Hưng Yên

Bản đồ tỉnh Hưng Yên năm 1891

Tỉnh Hưng Yên nguyên thuộc thừa tuyên Sơn Nam đặt vào năm Quang Thuận thứ 10 đời Lê (1466). Đến năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) thì chia thành Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ. Đời nhà Nguyễn năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), Sơn Nam Thượng được đổi thành trấn Sơn Nam còn Sơn Nam Hạ thì gọi là trấn Nam Định. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), tỉnh Hưng Yên được thành lập gồm các huyện Đông YênKim Động, Ân Thi, Tiên LữPhù Dung của trấn Sơn Nam và Thần KhêHưng NhânDuyên Hà của trấn Nam Định (các huyện Thần Khê, Duyên Hà và Hưng Nhân sau bị cắt vào tỉnh Thái Bình mới thành lập).[5]

Tuy là tỉnh "mới" chỉ hơn 553 năm, vùng đất Hưng Yên đã nổi danh từ thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh trước đó với Phố Hiến, vốn là thương cảng đô hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài. Thuyền bè ngược sông Hồng lên Thăng Long "Kẻ Chợ" đều phải dừng ở Phố Hiến đợi giấy phép nên Phố Hiến trở thành tụ điểm sầm uất. Người Tàu, người Nhật và người Tây phương đều đến đấy buôn bán. Do vậy dân gian đã có câu: "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến".

Ngày 27 tháng 1 năm 1968, tỉnh Hưng Yên hợp nhất với tỉnh Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng.

Ngày 11 tháng 3 năm 1977, hợp nhất 2 huyện Phù Cừ và Tiên Lữ thành huyện Phù Tiên; hợp nhất 2 huyện Văn Giang và Yên Mỹ thành huyện Văn Yên; hợp nhất 2 huyện Văn Lâm và Mỹ Hào thành huyện Văn Mỹ.[6]

Ngày 24 tháng 2 năm 1979, hợp nhất 2 huyện Kim Động và Ân Thi thành huyện Kim Thi; hợp nhất huyện Văn Mỹ và một phần huyện Văn Yên thành huyện Mỹ Văn; hợp nhất phần còn lại của huyện Văn Yên và huyện Khoái Châu thành huyện Châu Giang.[7]

Ngày 27 tháng 1 năm 1996, chia huyện Kim Thi thành 2 huyện: Kim Động và Ân Thi.[8]

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tái lập tỉnh Hưng Yên từ tỉnh Hải Hưng. Khi tách ra, tỉnh Hưng Yên có 6 đơn vị hành chính gồm thị xã Hưng Yên và 5 huyện: Ân Thi, Châu Giang, Kim Động, Mỹ Văn, Phù Tiên.[9]

Ngày 24 tháng 2 năm 1997, chia huyện Phù Tiên thành 2 huyện: Phù Cừ và Tiên Lữ.[10]

Ngày 24 tháng 7 năm 1999, chia huyện Châu Giang thành 2 huyện: Khoái Châu và Văn Giang; chia huyện Mỹ Văn thành 3 huyện: Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mỹ.[11]

Ngày 19 tháng 1 năm 2009, chuyển thị xã Hưng Yên thành thành phố Hưng Yên.[12]

Ngày 1 tháng 5 năm 2019, chuyển huyện Mỹ Hào thành thị xã Mỹ Hào.[13]

Hiện nay, tỉnh Hưng Yên có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện.

Điều kiện tự nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ giữa ba tỉnh, thành phố lớn: Hà NộiHải DươngBắc Ninh, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, là một trong hai tỉnh Bắc bộ có địa hình hoàn toàn đồng bằng, không có rừng, núi. Hưng Yên không giáp biển. Độ cao đất đai gần như đồng đều, địa hình rất thuận lợi.

Điểm trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ nằm ở thôn Dung (Thiên Xuân), xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ.[14]

Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 70% tổng lượng mưa cả năm.

  • Diện tích: 930 km² (rộng hơn Hà NamBắc Ninh).[14] [cần dẫn nguồn]
  • Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.450 – 1.652 mm
  • Nhiệt độ trung bình: 23,2 °C
  • Số giờ nắng trong năm: 1.519 giờ
  • Độ ẩm tương đối trung bình: 85 – 87%

Tọa độ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Vĩ độ: 20°36′-21°01′ Bắc
  • Kinh độ: 105°53′-106°17′ Đông

Dân số[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến thời điểm 0 giờ ngày 09/8/2019, tổng dân số toàn tỉnh là 1.252.731 người, tổng số hộ là 377.582 hộ. Trong đó, dân số nam là 583.200, dân số nữ là 605.700; Tỷ lệ tăng dân số bình quân/năm giai đoạn 2009 – 2019 là 1,05%. Mật độ dân số đạt 1.347 người/km2.[15]

Thành phần dân số[sửa | sửa mã nguồn]

Khi mới tái lập tỉnh 1997 tỷ lệ dân số làm nông nghiệp rất cao, ước tính 50-55%. Tuy nhiên, gần đây tỷ lệ này thay đổi một cách nhanh chóng do tốc độ phát triển của công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng nhanh hơn. Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp năm 2008 ước tính còn 40-45%, công nghiệp 45%, dịch vụ 13%, năm 2010 công nghiệp chiếm 48,12% và đến năm 2015 công nghiệp 48,98%; năm 2018, công nghiệp, xây dựng chiếm 51,56%, thương mạidịch vụ chiếm 37,86% tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, Năm 2018 tỉ lệ dân số làm nông nghiệp còn 10,58%. Thành phần dân số sống ở đô thị là 37% và nông thôn là 63%.

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 5 tôn giáo khác nhau đạt 40.858 người, nhiều nhất là Công giáo có 26.226 người, tiếp theo là Phật giáo có 4.556 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có 72 người, Hồi giáo có 3 người và Phật giáo Hòa Hảo chỉ có 1 người.[16]

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Ecopark Văn Giang (Hưng Yên)

Khu Công nghiệp Thăng Long II
Mỹ Hào - Yên Mỹ (Hưng Yên)

Ecopark Hung Yen.jpg

Khu Đô thị Xuân Quan
Văn Giang (Hưng Yên)

Bài chi tiết: Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP

Bài chi tiết: Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP bình quân đầu người

Năm 2019, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 9.72%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12.25%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 11.45%. Giá trị sản xuất nông nghiệp thủy sản tăng 2.62%. Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ tăng 6.77%.

Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp xây dựng-62.15%, nông nghiệp thủy sản-8.44%, thương mại dịch vụ-29.41%. GRDP đầu người đạt 79.06 triệu đồng.

Kim ngạch xuất khẩu đạt 4,750 tỷ $, đạt 101% kế hoạch tăng 11.76% so với năm 2018.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ 38.097 tỷ đồng tăng 111% so với kế hoạch và tăng 11.12% so với năm 2018.

Tổng thu ngân sách đạt 16.027 tỷ đồng đạt 124,6% kế hoạch tăng 21,2% so với năm 2018. Trong đó thu thuế XNK đạt 3.800 tỷ đồng đạt 112,5% kế hoạch tăng 13,7%. Thu nội địa 12.257 tỷ đồng tăng 127,8% kế hoạch tăng 23,7% so với cùng kỳ 2018.[2]

Tổng chi ngân sách 10.339 tỷ đạt 112,7% kế hoạch. Trong đó: chi đầu tư phát triển 3.679 tỷ đồng đạt 91,8% kế hoạch, chi thường xuyên 6.300 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch. Toàn tỉnh đã có 145/145 xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 100%.

Tỷ lệ đô thị hóa đạt 37,63%. Tỷ lệ hộ nghèo 2,0%.

Toàn tỉnh hiện có 13 khu công nghiệp (KCN) với quy mô hơn 3.000 ha, gồm các KCN: Phố Nối A, Dệt may Phố Nối (Phố nối B), Thăng Long II, Yên Mỹ, Yên Mỹ II, Minh Đức, Tân Quang, Như Quỳnh, Quán Đỏ, Kim Động, Trưng Trắc, Vĩnh Khúc, Minh Quang và một số cụm công nghiệp khác. Theo quy hoạch, đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ có 35 cụm công nghiệp, tổng diện tích tăng thêm là 1.399 ha để tạo mặt bằng thuận lợi cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Hưng Yên là một tỉnh công nghiệp phát triển nhanh và mạnh của miền Bắc. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu công nghiệp lớn như Phố Nối A, Phố Nối B (khu công nghiệp dệt may), khu công nghiệp Thăng Long II (Mitsutomo Nhật Bản), khu công nghiệp Như Quỳnh, khu công nghiệp Minh Đức, khu công nghiệp Kim Động, khu công nghiệp Quán Đỏ..... Sản phẩm công nghiệp của tỉnh là dệt may, giày da, ô tô, xe máy, điện tử, điện dân dụng, công nghiệp thực phẩm... Cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ đang là chủ đạo. Tính đến hết năm 2019, tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có hơn 200 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký thực hiện 465 dự án đầu tư còn hiệu lực tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.730 triệu đô la Mỹ, trong đó dự án đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Thăng Long II có vốn đầu tư đăng ký là 123 triệu đô la Mỹ, các dự án đầu tư thứ cấp có tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.607 triệu đô la Mỹ. Nhật Bản là quốc gia có số dự án và vốn đầu tư đăng ký lớn nhất tại các KCN với 130 dự án và có tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3.000 triệu đô la Mỹ, tiếp đến là Hàn Quốc với 41 dự án và có tổng vốn đầu tư đăng ký trên 500 triệu đô la Mỹ. Bên cạnh đó với 1.463 dự án đầu tư của doanh nghiệp nội địa có tổng số vốn 133,4 nghìn tỷ đồng nâng tổng số vốn thu hút đầu tư đạt 10,5 tỷ USD.

Tổng số lao động sử dụng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay khoảng 43,2 vạn người. Toàn tỉnh hiện có 11.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với tổng số vốn đăng ký 109.500 tỷ đồng.

Nhưng phân hoá kinh tế không đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh đang gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của tỉnh cũng như cho những vùng, khu vực kinh tế còn chậm phát triển trong tỉnh. Tình hình đó sẽ được cải thiện khi quốc lộ 5B (Con đường rộng 8 làn hiện đại bậc nhất Việt Nam, xuất phát từ cầu Thanh Trì đến thành phố cảng Hải Phòng. Nó chạy qua các huyện Văn GiangYên MỹÂn Thi với tổng chiều dài 29 km); tỉnh lộ 200 (chạy song song với quốc lộ 39A chạy qua Tiên LữÂn ThiYên Mỹ); quốc lộ 38B (nối từ chợ Gạo đi qua Tiên Lữ, Phù Cừ sang Hải Dương); đường chạy theo đê sông Hồng bắt đầu từ thành phố Hưng Yên tới huyện Văn Giang và đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình sẽ làm cân bằng kinh tế giữa các vùng trong tỉnh.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều các khu đô thị mới xây dựng với quy hoạch rất hiện đại và văn minh như Khu đô thị Ecopark, V-GreenCity Phố Nối, Khu đô thị V-GreenCity, Khu đô thị Phố Nối B, Khu đô thị đại học Phố Hiến thuộc thành phố Hưng Yên và huyện Tiên Lữ...

Khu Phố Nối (thị xã Mỹ Hào) là một khu vực kinh tế phát triển, là trung tâm thương mại tài chính ngân hàng, công nghiệp của tỉnh Hưng Yên. Tại đây, các trung tâm thương mại, mua sắm, khu giải trí đang được xây dựng nhiều dần biến nơi đây thành trung tâm thương mại, giải trí chính của vùng. Đây cũng là nơi tập trung một số cơ sở giáo dục lớn như Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên (cơ sở II), Trường Đại học Chu Văn An (cơ sở II), Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (cơ sở II), Trường Đại học Công đoàn (cơ sở II).

Thời tiết[sửa | sửa mã nguồn]

ẩnDữ liệu khí hậu của Hưng Yên
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 32.0 32.6 37.0 37.4 38.5 39.4 38.4 37.5 35.2 34.0 34.5 30.5 39,4
Trung bình cao °C (°F) 19.5 19.7 22.3 26.7 30.9 32.4 32.7 31.7 30.5 28.3 25.2 21.7 26,8
Trung bình ngày, °C (°F) 16.2 16.9 19.6 23.5 27.0 28.6 29.0 28.4 27.1 24.5 21.1 17.8 23,3
Trung bình thấp, °C (°F) 14.0 15.0 17.8 21.4 24.2 25.8 26.3 25.8 24.6 21.8 18.4 15.1 20,8
Thấp kỉ lục, °C (°F) 4.9 5.3 6.6 12.2 16.5 19.4 20.6 21.8 16.5 12.5 8.4 4.8 4,8
Giáng thủy mm (inch) 26
(1.02)
25
(0.98)
48
(1.89)
92
(3.62)
172
(6.77)
229
(9.02)
219
(8.62)
286
(11.26)
261
(10.28)
187
(7.36)
75
(2.95)
24
(0.94)
1.644
(64,72)
độ ẩm 85.2 87.6 90.1 89.8 86.2 84.4 84.0 87.1 86.9 84.8 82.6 82.4 85,9
Số ngày giáng thủy TB 9.1 12.8 16.6 13.8 13.1 14.2 13.1 15.5 13.7 11.2 7.3 5.5 146,0
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 75 42 49 93 187 178 205 179 179 173 139 127 1.625
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[17]

Giao thông vận tải[sửa | sửa mã nguồn]

Các tuyến giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Tập tin:HN-HY-HP.jpg

Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

 

Cầu Bắc Hưng Hải
Xuân Quan - Văn Giang (Hưng Yên)

Trên địa bàn Hưng Yên có các quốc lộ sau chạy qua:

Tỉnh lộ:

  • 386: Minh Tân - La Tiến (chạy dọc huyện Phù Cừ qua phà La Tiến sang tỉnh Thái Bình).
  • 200: Triều Dương - Cầu Hầu.
  • 203: Đoàn Đào - Lệ Xá - Trung Dũng - Thụy Lôi - Hải Triều - Cầu Triều Dương (nối quốc lộ 38B với quốc lộ 39A)
  • 378: Chạy dọc đê sông Hồng từ thành phố Hưng Yên tới Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
  • Đường nối đường 5B và đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (điểm đầu tại nút giao thông Lực Điền chạy song song với QL39 qua TP Hưng Yên, vượt sông Hồng sang Lý Nhân - Hà Nam, giao với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình tại nút giao Liêm Tuyền).
  • 396: Điểm đầu ngã tư Trần Cao - ngã tư Nhật Quang qua cầu Dao sang thị trấn Ninh Giang.

Đường sắt: tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua địa phận Hưng Yên 17 km, từ Như Quỳnh tới Lương Tài.

Đường thủy: Sông Hồng là ranh giới của Hưng Yên với các tỉnh, thành phía tây, dài 57 km. Sông Luộc là ranh giới với tỉnh Thái Bình dài 25 km. Sông Luộc và sông Hồng giao nhau tại địa phận thành phố Hưng Yên. Ngoài ra còn các sông nhỏ khác như: sông Sặt (sông Kẻ Sặt), sông Chanh, sông Cửu An (sông Cửu Yên), sông Tam Đô, sông Điện Biên,... Hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp của tỉnh này.

Vận tải[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2019, vận tải hành khách ước tính đạt 16,85 triệu lượt và 97,83 triệu lượt luân chuyển, lần lượt tăng 13,63% về lượt người vận chuyển và tăng 13,47% về lượt người luân chuyển so với cùng kỳ năm 2018.

Năm 2019, vận tải hàng hóa ước tính đạt 34 triệu tấn và 1.245 triệu tấn luân chuyển, lần lượt tăng 14,75% về tấn hàng hóa vận chuyển và tăng 11,97% về tấn hàng hóa luân chuyển so với năm 2018.

Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo dục - đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2003, theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên, tỉnh có 95.160 học sinh tiểu học, 98.240 học sinh trung học cơ sở và 39.459 học sinh trung học. Số trường học tương ứng theo ba cấp là 168, 166 và 27.

Năm 2019, tỉnh có tổng số 383 trường học các cấp được công nhận trường chuẩn Quốc gia. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 92,01%, tỷ lệ trúng tuyển đại học 66,37%.

Toàn tỉnh có 44 học sinh đạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi THPT Quốc gia, 1 học sinh đạt HCB cuộc thi Olympic tin học Châu Á, 1 học sinh đạt giải nhất cuộc thi vô địch tin học văn phòng thế giới - Viettel 2019, 8 học sinh THPT đạt giải tại kỳ thi KH-KT Quốc gia.

Danh sách các trường cao đẳng - đại học tại tỉnh Hưng Yên

  1. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
  2. Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh
  3. Trường Đại học Chu Văn An
  4. Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam
  5. Trường Đại Học Anh Quốc Việt Nam
  6. Trường Đại Học Y Khoa Vinmec
  7. Trường Hải quan Việt Nam
  8. Trường Đại Học Hậu cần Công An
  9. Trường Đại học Giao thông Vận tải
  10. Trường Đại học Công đoàn 2
  11. Trường Đại học Mở Hà Nội 2
  12. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 2
  13. Trường Đại học Thủy lợi 2
  14. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 2
  15. Học viện Y dược 2
  16. Học viện Golf EPGA Việt Nam
  17. Trường Cao đẳng ASEAN
  18. Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên
  19. Trường Cao đẳng Dịch vụ Hàng không
  20. Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ LOD
  21. Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Tô Hiệu
  22. Trường Cao đẳng Cơ điện và Thủy lợi
  23. Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên
  24. Trường Cao đẳng Cộng đồng Hưng Yên
  25. Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân 6
  26. Trường Cao Đẳng Y Tế Hưng Yên

Về văn học dân gian, ngoài cái chung của văn học dân gian đồng bằng Bắc Bộ, còn có những cái riêng mà chỉ Hưng Yên mới có, chẳng hạn hát trống quân - một lối hát phổ biến ở Hưng Yên xưa kia, hiện nay vẫn còn giữ được. Ngoài ra, còn có các thể loại hát ả đào, hát chèo,... Hưng Yên là vùng đất địa linh nhân kiệt, luôn đóng góp bậc hiền tài cho đất nước ở mỗi thời đại. Tỉnh có 4 trạng nguyên trên tổng số 53 trạng nguyên của cả nước. Hiện nay, Văn miếu Xích Đằng còn lưu trên bia đá tên hàng trăm tiến sĩ khoa bảng của tỉnh trong các thời kỳ phong kiến.

Một số câu ca dao tiêu biểu về tỉnh:

  • Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến.
  • Dù ai buôn bắc bán đông,

Đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên

  • Oai oái như phủ Khoái xin ăn
  • Chè Yên Thái, gái Tiên Lữ
  • Nát như tương Bần

Thể dục - Thể thao[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2019, tỉnh đã tham gia 27 giải thể thao quốc gia, đạt 106 huy chương các loại, trong đó 20 huy chương Vàng, 29 huy chương Bạc và 57 huy chương Đồng. Có 19 VĐV đạt đẳng cấp quốc gia.

Năm 2018 với 57 vận động viên tham dự, thi đấu ở 10 môn, đoàn thể thao Hưng Yên đã giành được 3 huy chương Vàng, 7 huy chương Bạc và 15 huy chương Đồng, xếp thứ 35/65 đoàn tham dự Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc.[18]

Ngày 24 tháng 4 năm 2018, Câu lạc bộ bóng đá Phố Hiến ra mắt người hâm mộ đã đánh dấu sự kiện lần đầu tiên tỉnh Hưng Yên có đội bóng thi đấu tại Giải bóng đá Hạng Nhì Quốc gia Việt Nam. Ngay trong năm đầu tiên thành lập, với dàn cầu thủ trẻ nòng cốt là các cầu thủ của Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF, thầy trò huấn luyện viên Hứa Hiền Vinh đã xuất sắc thăng hạng giành quyền lên chơi tại Giải bóng đá hạng nhất quốc gia 2019. Cũng trong mùa giải Giải bóng đá Hạng Nhất Quốc gia Việt Nam đầu tiên, Câu lạc bộ bóng đá Phố Hiến đã giành ngôi Á quân và đoạt vé tham dự trận playoff lên Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam nhưng đã thất bại 0 - 1 trước Câu lạc bộ bóng đá Thanh Hóa.

Năm 2018 đội tuyển bóng đá U11 Hưng Yên giành ngôi á quân chung kết giải bóng đá nhi đồng toàn quốc tranh cúp Viettel năm 2018 diễn ra tại Thái Bình. Đây là thành tích tốt nhất từ trước đến nay của bóng đá trẻ Hưng Yên ở một giải đấu cấp quốc gia.

Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]

Với hơn 1.800 di tích và trên 400 lễ hội văn hóa truyền thống mang đậm nét văn hóa, phong tục Việt cùng với các giải pháp đồng bộ phát triển du lịch mang tầm chiến lược lâu dài, Hưng Yên đang dần trở thành một địa chỉ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến với các khu, điểm du lịch của tỉnh như Khu di tích Quốc gia đặc biệt Phố Hiến (đền Mẫu, đền Trần, chùa Chuông, Văn miếu Xích Đằng…) gắn với phát triển du lịch đường sông; điểm du lịch di tích đền Đa Hoà - Dạ Trạch gắn với tour du lịch sông Hồng; điểm du lịch di tích đền Đậu An; cụm di tích quốc gia đình Đại Đồng, đi tích đền Ghênh và chùa Nôm; khu đô thị sinh thái Ecopark, du lịch cộng đồng gắn với các làng nghề, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu....

Qua từng năm, số lượng khách du lịch đến với Hưng Yên đều tăng lên đáng kể. Chỉ tính năm 2018, toàn tỉnh đón trên 900.000 lượt khách, tăng 13% so với năm 2017, trong đó khách quốc tế đạt 20.000 lượt, tăng 16% so với năm 2017, khách nội địa đạt 880.000 lượt. Riêng 6 tháng đầu năm 2019, số lượng khách du lịch đến với tỉnh đạt khoảng 670.000 lượt khách, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2018, cả năm ước đạt khoảng 1 triệu lượt khách, tăng khoảng 11%.

Y tế[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Hưng Yên có mạng lưới y tế từ tỉnh đến xã khá hoàn thiện, tuyến tỉnh có 2 bệnh viện đa khoa, 6 bệnh viện chuyên khoa, 5 trung tâm, 2 chi cục; tuyến huyện có 10 trung tâm y tế và 155 trạm y tế xã, phường, thị trấn với tổng số cán bộ, nhân viên y tế toàn ngành hơn 4.000 người. Với 100% y tế các xã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 90,5%.

Bệnh viện tuyến tỉnh:

  1. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên
  2. Bệnh viện Đa khoa Phố Nối
  3. Bệnh viện Y Dược cổ truyền
  4. Bệnh viện Tâm thần kinh
  5. Bệnh viện Mắt
  6. Bệnh viện Sản - Nhi
  7. Bệnh viện Nhiệt đới
  8. Bệnh viện Phổi

Trung tâm Y tế tuyến tỉnh:

  1. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hưng Yên
  2. Trung tâm Giám định y khoa
  3. Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm
  4. Trung tâm Pháp y tỉnh Hưng Yên
  5. Trung tâm Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Hưng Yên

Chi cục thuốc Sở:

  1. Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm
  2. Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố:

  1. Trung tâm Y tế huyện Tiên Lữ
  2. Trung tâm Y tế huyện Phù Cừ
  3. Trung tâm Y tế huyện Kim Động
  4. Trung tâm Y tế huyện Ân Thi
  5. Trung tâm Y tế huyện Khoái Châu
  6. Trung tâm Y tế huyện Yên Mỹ
  7. Trung tâm Y tế huyện Văn Giang
  8. Trung tâm Y tế huyện Văn Lâm
  9. Trung tâm Y tế thành phố Hưng Yên
  10. Trung tâm Y tế thị xã Mỹ Hào

Thông tin liên lạc[sửa | sửa mã nguồn]

Hạ tầng thông tin không ngừng được đầu tư phát triển. Chỉ số sẵn sàng cho phát triển CNTT-TT của tỉnh xếp thứ 13/63 cả nước.

Nhân vật của công chúng/Danh nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Chấn (1852-1911)

Hưng Yên là vùng đất Địa Linh Nhân Kiệt, là nơi sinh ra nhiều người đỗ đạt, nhiều nhân vật tài giỏi được sử sách ca ngợi, nhân dân truyền tụng.

Di tích lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Hưng Yên là vùng đất cổ Với hơn 1.800 di tích và trên 400 lễ hội văn hóa truyền thống, trong đó có 171 di tích quốc gia và di tích cấp quốc gia đặc biệt được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng cấp Quốc gia, đứng thứ 3 cả nước về số lượng di tích cấp Quốc gia (sau Hà Nội với hơn 1200 di tích cấp quốc gia và Bắc Ninh với 195 di tích cấp quốc gia). Ngoài ra còn có 242 di tích cấp tỉnh.

Một số di tích tiêu biểu trên địa bàn tỉnh:

Đặc sản[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nhãn lồng Phố Hiến: Hiện nay cả tỉnh Hưng Yên đều trồng nhãn nhưng nổi tiếng và chất lượng nhất vẫn là nhãn lồng vùng Phố Hiến. Ở đây có cây nhãn tổ với tuổi thọ khoảng 400 năm nay đã mục, chỉ còn một nhánh con mọc lên nhưng vẫn sai trĩu quả và thơm ngon nổi tiếng một vùng.
  • Chè hạt sen long nhãn: Là sự kết hợp, hòa quyện của vị ngọt long nhãn và vị bùi hạt sen.
  • Chả gà Tiểu Quan: Món này được làm từ thịt gà chân to nhuyễn, chả quết lên mo cau, nướng trên than hồng tạo hương vị độc đáo. Đây là đặc sản của thôn Tiểu Quan, Phùng Hưnghuyện Khoái Châu.
  • Bún thang lươn Phố Hiến: Món bún đậm đà khác lạ từ các nguyên liệu như trứng tráng, giò lụa, thịt thái chỉ, nước dùng, lươn xào, hành, rau thơm,...
  • Bánh dày làng Gàu: Là đặc sản của làng Gàu thuộc xã Cửu Caohuyện Văn Giang.
  • Ếch om Phượng Tường: Là món ăn dân dã nhưng mang đậm hương vị quê hương và đã được nâng lên tới mức nghệ thuật trong ẩm thực, là đặc sản của làng Phượng Tường, huyện Tiên Lữ.
  • Nem chua: là một món ăn quen thuộc, hấp dẫn được chế biến bởi người dân thôn Bình Lương.
  • Tương Bần: Món ăn nổi tiếng được chế biến từ gạo và nghệ thuật làm tương của người dân làng Bần, huyện Mỹ Hào.
  • Bánh tẻ Văn Giang: Hay còn gọi là bánh răng bừa, là một đặc sản của huyện Văn Giang, gây ấn tượng với vị thơm của bột gạo, mộc nhĩ, thịt và độ dẻo của bánh.
  • Giò bì phố Xuôi: Còn có tên gọi là giò sậm sật hay giò nhấm nhảy bởi món ăn này rất giòn, thích hợp để nhấm rượu.
  • Canh cá rô đồng: Một món ăn được chế biến từ những nguyên liệu dân dã, những miếng cá rô đồng chiên giòn béo ngậy, đậu phụ chiên nóng hổi cùng phần nước dùng ngọt thanh.
  • Gà Đông Tảo (gà Đông Cảo) một loại gà có nguồn gốc tại huyện Khoái Châu là một loại gà chân to, chắc thịt, da giòn, thịt đậm rắn thịt nhưng không dai.
  • Rượu Lạc Đạo là loại rượu được chưng cất từ loại gạo nếp ngon, với độ rượu cao tạo nên một nét đặc trưng riêng của một loại đồ uống có men của người Văn Lâm
  • Bánh cuốn nóng Phú Thị.
;